Phân vùng cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 107)

7. Cấu trúc luận án

3.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan sinh thái các huyện đồng bằng ven biển tỉnh

3.2.2. Phân vùng cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa

3.2.2.1. Hệ thống phân vùng cảnh quan sinh thái

Trên cơ sở nghiên cứu các hệ thống phân vùng cảnh quan của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt kế thừa hệ thống phân vùng của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) về 2 cấp phân vùng lớn là miền cảnh quan và vùng cảnh quan. Vận dụng vào điều kiện cụ thể các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chọn hệ thống phân vùng cảnh quan cho lãnh thổ gồm miền cảnh quan, vùng cảnh quan (trên cơ sở kế thừa) và chi tiết ở cấp tiểu vùng cảnh quan (bảng 3.3)

Bảng 3. 3. Hệ thống phân vùng cảnh quan các huyện ĐBVB tỉnh Thanh Hóa

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân vùng

1 Miền cảnhquan

Tập hợp các vùng cảnh quan tương đồng về mặt phát sinh, cấu trúc địa chất - địa mạo, lịch sử phát triển, tương đồng về điều kiện khí hậu và cấu trúc của các quần hệ thực vật.

2 Vùng cảnh

quan

Đồng nhất về mặt phát sinh, phát triển của các quá trình tự nhiên, khá đồng nhất về chế độ nhiệt - ẩm, nhịp điệu tuần hoàn, đồng nhất về mức độ khai thác và hướng sử dụng lãnh thổ.

3 Tiểu vùng

cảnh quan

Có cùng nguồn gốc phát sinh và đồng nhất tương đối về tập hợp các đơn vị loại cảnh quan, phân bố có quy luật và đặc trưng cho một sự liên kết các biện pháp sử dụng.

Lãnh thổ Việt Nam chia thành 8 miền cảnh quan. Các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc miền cảnh quan Bắc Trung Bộ do có những đặc điểm tương đồng về quá trình phát sinh, cấu trúc địa chất - địa mạo và lịch sử phát triển.

Miền cảnh quan Bắc Trung Bộ được chia thành 8 vùng cảnh quan. Với những đặc điểm chung về mặt phát sinh, phát triển và đặc biệt mang tính chất chuyển tiếp của các tác động ngoại sinh trên nền vật chất, các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng cảnh quan đồng bằng Thanh Hóa.

Căn cứ vào đặc điểm của các đơn vị loại cảnh quan, tập hợp các loại cảnh quan đồng nhất và có cùng nguồn gốc phát sinh, có vị trí liền kề nhau, tác giả đã chia CQ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thành 3 tiểu vùng: TVCQ đồng bằng châu thổ sông Mã, TVCQ đồng bằng ven biển Quảng Xương – Tĩnh Gia, TVCQ đồi núi tây Tĩnh Gia

3.2.2.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan

Dựa vào kết quả phân vùng cảnh quan Việt Nam của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh (1997), cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa thuộc miền Bắc Trung Bộ, thuộc vùng đồng bằng Thanh Hóa. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và hình thái địa hình, tác giả đã tiến hành phân vùng khu vực nghiên cứu với 3 tiểu vùng cảnh quan là TVCQ đồng bằng châu thổ sông Mã (I), TVCQ đồng bằng ven biển Quảng Xương – Tĩnh Gia (II), TVCQ đồi núi tây Tĩnh Gia (III).

Bảng 3. 4. Diện tích các phụ lớp theo tiểu vùng cảnh quan(Đơn vị: ha)

Tiểu

vùng núi thấpPhụ lớp PL đồicao PL đồithấp bằng caoPL đồng bằng thấpPL đồng diện tíchTổng

Tỷ lệ (%) I 51,20 437,84 4.153,40 11.848,15 36.965,43 53.456,02 45,17 II 0,00 26,21 1.277,42 7.567,17 25.343,67 34.214,47 28,91 III 4.445,80 6.104,85 16.638,58 3.374,48 97,80 30.661,51 25,91 Tổng 4.497,00 6.568,90 22.069,40 22.789,80 62.406,90 118.332,00 100

- TVCQ đồng bằng châu thổ sông Mã

Tiểu vùng có độ cao trung bình khoảng 6m, giáp với đồng bằng châu thổ cũ có độ cao 8-10m và giảm dần về phía đơng nam chỉ cịn 3-4m và cho tới bờ biển là 1- 0m. Trong tiểu vùng còn nhiều chỗ thấp do quá trình bồi lấp chưa xong và nhiều di tích của các lịng sơng cũ và cũng có nhiều đồi núi sót cao 100-300m, với núi Bợm cao nhất 327m. Do còn nhiều chỗ trũng chưa được bồi lấp và đồi núi sót đã làm cho đồng bằng kém bằng phẳng. Nhiều mạch núi lan sát ra biển như núi Hoằng Trường, núi Trường Lệ.

Chế độ mưa của đồng bằng cao hơn của châu thổ phía tây, nhiệt độ trung bình năm 23,60C, mùa hè nóng hơn, mùa đơng ấm hơn. Lượng mưa trung bình 1754mm/năm. Tiểu vùng chịu ảnh hưởng mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới.

Trong vùng thuộc phần hạ lưu của sông Mã với các cửa sông: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới. Đặc điểm của sông là trắc diện ngang ở gần cửa biển hẹp lại cho nên vùng ven biển thường bị úng. Đất khá đa dạng, ngoài đất feralit đồi núi sót và đất phù sa sơng cịn có đất do trầm tích biển, đất mặn ven biển, đất cát biển. Thực vật chủ yếu là các loại cây trồng, trong đó cây lương thực, thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn, ngồi ra cịn trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, vừng, cói,... một số địa phương trồng khá nhiều dừa. Bờ biển của TVCQ khá bằng phẳng rất thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế, trong đó có bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng là nơi du lịch, nghỉ mát, tắm biển.

TV gồm 63 loại CQ phân bố trên diện tích 53.456,02 ha chiếm 45,17% diện tích tự nhiên tồn vùng; trong đó lớp đồng bằng chiếm hơn 90% diện tích TV, đặc biệt phụ lớp đồng bằng thấp chiếm gần 70% diện tích, lớp núi và đồi chỉ gần 10% diện tích tự nhiên của TV.

- TVCQ đồng bằng ven biển Quảng Xương – Tĩnh Gia

TVCQ có diện tích 34.214,47 ha chiếm 28,91% DTTN toàn vùng, với độ cao trung bình hơn 20m, nghiêng từ phía Tây Nam đến Đơng Bắc. Trong TV cịn nhiều đồi sót song cũng cịn nhiều vùng trũng chưa được bồi lấp với độ cao chỉ từ 0,5-1m.

Chế độ nhiệt điều hịa hơn vùng phía Bắc, nhiệt độ trung bình năm là 240C. Lượng mưa trung bình cao hơn các vùng phía Bắc trung bình là 1878mm/năm.

Các sông ngắn, nhỏ, uốn khúc mạnh, khả năng bồi lấp kém. Lũ lên nhanh và rút nhanh. Đất trong TV chủ yếu là đất phù sa ven biển thành phần cơ giới là cát, cát pha và đất feralit phát triển trên đồi núi bị xói mịn, rửa trơi mạnh. Thực vật chủ yếu là cây trồng: cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lào, đậu, vừng, cói; cây lương thực trồng cạn như khoai lang.

TVCQ gồm 66 loại CQST, trong đó diện tích lớp đồi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (gần 4% diện tích tiểu vùng), lớp đồng bằng chiếm phần lớn diện tích (hơn 96% diện tích tiểu vùng).

- TVCQ đồi núi Tây Tĩnh Gia

TV có diện tích 30.661,51 ha chiếm 25,91% DTTN tồn vùng, với độ cao trung bình trên 100m, là bộ phận đồi núi sót của vùng đồng bằng Thanh Hóa, núi cao nhất tới 560m. Đây là các bề mặt bóc mịn trên các đá khác nhau, q trình xói mịn, rửa trơi phát triển mạnh đã hình thành các loại đất kém màu mỡ như đất feralit trên các đá khác nhau, đất xám bạc màu, đất xói mịn trơ sỏi đá. Là TV còn hệ sinh thái rừng khá phong phú với rừng thứ sinh, rừng trồng, ngồi ra cịn có các cây lâu năm. Tuy nhiên do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diện tích rừng đang có nguy cơ thu hẹp.

TVCQ gồm 55 loại CQ từ số 1- 43, 45, 46, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 65, 66, 67 và 68, trong đó diện tích đồi, núi chiếm trên 85%; diện tích đồng bằng chiếm tỷ lệ nhỏ là bộ phận phát triển dọc các sông, suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)