Yếu tố khí hậu Trạm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nhiệt độ tb (0C) TPThanh Hóa 17.1 17.5 19.9 23.6 27.2 28.9 29.1 28.3 27.0 24.6 21.5 18.5 23.6 Sầm Sơn 17.7 17.3 19.7 23.9 27.2 28.9 29.1 28.5 26.8 25.1 22.0 18.8 23.8 Tĩnh Gia 17.1 17.4 19.7 23.4 27.2 29.0 29.4 28.3 26.9 24.5 21.4 18.3 23.1 Lượng mưa tb (mm) Lạch Trường 12 18 18 63 93 206 156 350 456 259 27 23 1681 TPThanh Hóa 22 25 37 55 121 196 173 318 457 260 80 31 1773 Tĩnh Gia 40 33 48 55 96 141 188 272 496 388 95 38 1890 Độ ẩm tương đối (%) TPThanh Hóa 85 87 90 89 84 82 81 85 87 84 83 84 85 Tĩnh Gia 89 90 93 91 85 81 80 85 88 85 84 86 86
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa) - Bão và áp thấp nhiệt đới:
Thiên tai chủ yếu của tiểu vùng khí hậu ven biển là bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình hằng năm có 3,11 cơn; bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 10, thời gian chịu ảnh hưởng của bão ở vùng lân cận cịn tính cả tháng 5 và tháng 11. Bão với đặc trưng là gió to, giật mạnh, mưa lớn, gây lũ lụt và còn gây ra một tai hoạ khủng khiếp là hiện tượng nước dâng dọc ven biển phá hủy đê điều, nhiều nhà cửa, làng mạc ven biển bị cuốn trơi, ngập lụt.
Ngồi ra, vào đầu mùa hạ cịn có gió Tây khơ nóng, đạt cực đại vào tháng 6, tháng 7 gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất. Vào mùa đơng, vùng ven biển hay có sương mù, rét cùng với mưa phùn, tạo nên hình thái thời tiết khắc nghiệt làm trở ngại rất lớn cho hoạt động sản xuất.
Khí hậu đồng bằng ven biển Thanh Hóa chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng khí hậu đồng bằng và tiểu vùng khí hậu ven biển [11].
- Tiểu vùng khí hậu đồng bằng: bao gồm địa phận các xã phía Tây huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Các đặc trưng khí hậu chủ yếu của tiểu vùng này như sau:
+ Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 8500-86000C, từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 60%; biên độ nhiệt năm 11-120C, biên độ nhiệt ngày 6 -7 0C; nhiệt độ trung bình tháng 1 là 16,5 - 170C, ở phía Bắc là 16 – 16,50C; nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28,5 - 290C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối chưa quá 41,50C. Có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3) nhiệt độ trung bình dưới 200C và 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình trên 250C.
+ Mưa: lượng mưa trung bình năm 1500 - 1900mm, mùa mưa chiếm 86 – 88% lượng mưa cả năm. Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, hơn 400mm; các tháng 12 đến tháng 2 mưa chỉ từ 20 - 50mm.
+ Độ ẩm khơng khí trung bình: 85-86%.
- Tiểu vùng khí hậu ven biển: bao gồm địa phận huyện Nga Sơn, TP Sầm Sơn và phần Đơng các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Các đặc trưng khí hậu của tiểu vùng này là:
+ Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 86000C, biên độ năm 12 -130C, biên độ nhiệt độ ngày 5,5 - 60C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16,5 - 170C, nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 29 – 29,50C. Có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3) có nhiệt độ trung bình dưới 200C và 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) có nhiệt độ trung bình trên 250C.
+ Mưa: lượng mưa trung bình năm 1600 – 1900mm, mùa mưa chiếm 87 – 90% (ở phía bắc) và 84 – 87% (ở phía nam) lượng mưa năm. Mùa mưa kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10) ở phía Bắc và trên 5 tháng (từ tháng 6 đến đầu tháng 11) ở phía Nam.
Đặc trưng của khí hậu Thanh Hố nói chung và vùng ven biển nói riêng là sự phân mùa rõ rệt của các yếu tố khí hậu. Đặc điểm này cũng quy định tính mùa vụ hoạt động của một số ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch biển.
Nói tóm lại, khí hậu Thanh Hố với những đặc trưng là lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho các lồi sinh vật trong đó có các lồi thuỷ sản sinh trưởng, phát triển với năng suất sinh học cao.
Các đặc điểm khí hậu của các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa đảm bảo chỉ tiêu chung của khí hậu nhiệt đới và nằm trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa của tồn bộ lãnh thổ Việt Nam. Sự phân hóa các phụ hệ thống cảnh quan do sự tác động của hồn lưu gió mùa và sự thay đổi của điều kiện nhiệt - ẩm. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên vùng ven biển Thanh Hóa thuộc phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, có một mùa đơng lạnh và thuộc kiểu cảnh quan Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đơng lạnh. Các yếu tố khí hậu có tác động rất lớn đến sự hình thành và chiều hướng phát triển của thổ nhưỡng và sinh vật, đồng thời ảnh hưởng đến sự phân bố và chế độ thủy văn, làm thay đổi bề mặt địa hình thơng qua các hiện tượng rửa trơi, xói mịn và thổi mịn. Khí hậu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các yếu tố tự nhiên khác và qua đó tạo nên sự đa dạng của cảnh quan. Mặc dù khơng có sự phân hóa rõ rệt nhưng khí hậu ở các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa cũng đã góp phần làm thay đổi các yếu tố tự nhiên và tạo nên những đặc trưng riêng của các đơn vị cảnh quan lãnh thổ.
2.2.4. Thủy văn
2.2.4.1. Nước mặt và nước ngầm
Vùng ven biển Thanh Hóa có nguồn nước phong phú với chất lượng tốt bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm.
a. Sơng ngịi
Nguồn nước mặt phát triển với mạng lưới sơng ngịi dày đặc. Từ Bắc đến Nam có sơng Hoạt, sơng Lèn, sơng Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, cùng với hệ thống kênh mương nhân tạo, mật độ lưới sông và kênh mương đạt 2,0 km/km2 (gấp
4 lần mật độ trung bình cả tỉnh). Đặc điểm sơng ở vùng đồng bằng ven biển là lịng sơng mở rộng uốn khúc quanh co, nhiều bãi bồi, bãi cát ngầm và chịu tác động khá mạnh của thuỷ triều, ranh giới ảnh hưởng triều có thể cách cửa sơng 35 - 40 km về phía thượng lưu. Sơng nhiều nước, chảy quanh năm nhưng lượng nước thay đổi theo mùa; mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20 - 30 % lượng nước, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm tới 70 - 80% tổng lượng nước. Hằng năm vận chuyển ra biển 20 tỷ m3 nước; 5,17 triệu tấn phù sa cùng phù du sinh vật và các chất khống hồ tan [48],[64].
- Sông Hoạt: bắt nguồn từ núi Hang Cửa (Hà Trung) có độ cao 125m, khi cách nguồn 3km độ cao chỉ còn 50m. Diện tích lưu vực tính đến cầu Chính Đại (cách cửa sông 13km) là 250km2. Phần dưới chủ yếu là đê, diện tích lưu vực khơng đáng kể. Sơng dài 55km, chảy qua huyện Hà Trung, TX Bỉm Sơn và men theo địa giới huyện Nga Sơn và huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Trên địa phận Nga Sơn sơng nhận thêm sơng Tống phía tả ngạn, sau đó sơng nối với sơng Lèn bởi sơng Báo Văn, ra tới biển sơng có tên là sơng Càn. Sơng Càn chảy theo hướng Bắc – Nam và đổ ra biển ở cửa Lạch Càn. Sông Hoạt chảy ở vùng đất rất thấp sau đó len lỏi qua dãy đã vơi dài gần 8km, nơi có động Từ Thức. Nằm trong khu vực ít mưa, lại chảy qua vùng núi đá vơi nên dịng chảy mùa kiệt rất nghèo, đồng thời ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Vào mùa mưa, do địa hình lịng chảo nên sơng tiêu nước chậm và thường xuyên gây úng, hình thành các bãi sình lầy [48],[64].
- Sông Mã: chảy ở vùng đồng bằng lịng sơng mở rộng, tới ngã ba Bơng chia ra một chi lưu là sông Lèn đổ ra biển ở cửa Lạch Sung (Hậu Lộc), cịn dịng chính vẫn tiếp tục chảy tới ngã ba Giàng thì nhận thêm phụ lưu lớn là sơng Chu. Tới cầu Hàm Rồng sông tách ra một chi lưu nữa là sông Tào đổ ra biển ở cửa Lạch Trường (Hoằng Hóa). Dịng chính đổ ra biển ở cửa Hới (TP Sầm Sơn) [64].
- Sơng n: bắt nguồn từ xã Bình Lương (Như Xuân) ở độ cao 100-125m, chảy xuống đồng bằng qua các huyện Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển ở cửa Lạch Ghép. Sông Yên nhiều nước do chảy trong khu vực có mưa lớn, dịng chảy chậm và chịu ảnh hưởng của thủy triều [64].
- Sông Lạch Bạng: bắt nguồn từ núi Huôn, xã Phú Lâm (Tĩnh Gia) ở độ cao 100m, tới Khoa Trường sông bắt đầu chảy xuống đồng bằng và đổ ra biển ở cửa Lạch Bạng.
Sơng dài 34,5km, trong đó có 18km ở đồi núi. Từ thượng nguồn tới Khoa Trường sơng có hướng Tây Bắc – Đơng Nam, ra khỏi Khoa Trường lại có hướng Tây Nam – Đông Bắc. Sông ngắn, dốc, thảm thực vật kém phát triển nên khả năng điều chỉnh dòng chảy rất hạn chế. Vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của triều mặn [48].
b. Hồ, đầm
Vùng ven biển khơng có nhiều hồ, hầu hết các hồ đều phân bố ở huyện Tĩnh Gia với các hồ Khe Chõ, Ao Quan, Khe Chan, Khe San, Suối Tuần, Kim Giao 1, Kim Giao 2 và một phần của hồ Yên Mỹ. Tuy nhiên các hồ này cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hoạt động sản xuất và đời sống.
Với 6 hệ thống cửa sông tạo điều kiện cho sự phát triển của các đầm nuôi trồng thủy sản dọc ven biển, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Đa Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc và Xuân Lộc của huyện Hậu Lộc; xã Hoàng Trường, Hoàng Phụ, Hồng Hải của huyện Hoằng Hóa; xã Quảng Lợi, Quảng Lưu huyện Quảng Xương; Hải Châu, Hải Hòa, Hải Thanh huyện Tĩnh Gia.
c. Nước ngầm
Vùng ven biển cịn có nguồn nước ngầm phong phú cả về trữ lượng và chủng loại. Nước ngầm ở vùng đồng bằng ven biển đã được điều tra ở nhiều nơi như thị xã Bỉm Sơn, khu vực Hàm Rồng - thành phố Thanh Hoá, khu vực Nghi Sơn - Tĩnh Gia, khu vực Nghĩa Trang - Hoằng Hố; trong đó khu vực Nghi Sơn – Tĩnh Gia có trữ lượng nước ngầm khá lớn (bảng 2.2).