Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 118 - 127)

7. Cấu trúc luận án

4.1. Đánh giá cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa phục vụ

4.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào các nguyên tắc đánh giá; vào nhu cầu sinh thái và đặc điểm của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã tiến hành lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, nước và sinh vật (bảng 4.1). Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của các loại hình sản xuất nơng, lâm nghiệp và du lịch; có sự phân hóa rõ rệt trong khơng gian lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa từ khu vực đồi núi đến đồng bằng và dải cồn cát ven biển. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể được xác định dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại hình sản xuất (các dạng sử dụng) cụ thể. Bằng phương pháp so sánh nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng (chủ thể) với tiềm năng sinh thái của CQ và lập ma trận tam giác, tác giả tiến hành lựa chọn trọng số cho từng chỉ tiêu đánh giá [27].

4.1.2.1. Đối với ngành lâm nghiệp

Tác giả tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các đơn vị CQ đối với các mục đích phát triển rừng, đây là một trong những cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng hợp lý CQ cho mục đích phát triển rừng phịng hộ, rừng sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái các loại cây rừng nhiệt đới, đặc điểm, chức năng các đơn vị CQ để lựa chọn và xác định chỉ tiêu đánh giá; Đồng thời các chỉ tiêu được lựa chọn, cũng như định hướng sử dụng phải phù hợp với các Quy định về tiêu chí phân loại rừng và các Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [5],[6],[7].

a) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phịng hộ của cảnh quan:

Là đánh giá khả năng CQ thích hợp đến mức độ nào đối với vấn đề phát triển rừng phục vụ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, phòng hộ ven biển, chắn sóng. Đối với cảnh quan các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tác giả chỉ tiến hành đánh giá tiềm năng, nhu cầu đối với vai trò phòng hộ ven biển, chắn sóng. Đây là loại rừng phịng hộ cần thiết đã và đang được quy hoạch trên lãnh thổ nghiên cứu.

Rừng phòng hộ ven biển (P): Còn gọi là rừng phịng hộ chắn sóng lấn biển ở khu vực sát bờ biển nhằm chống sóng to, gió lớn, phịng hộ nơng nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các cơng trình ven biển Thanh Hóa.

Tác giả chỉ tiến hành đánh giá các CQ có thể trồng rừng phịng hộ ở dọc bờ biển Thanh Hóa để thấy được khả năng thích hợp của từng cảnh quan và nhu cầu đối với mục đích phịng hộ nhằm có định hướng cải tạo và sử dụng hợp lý dải bờ biển. Vì vậy, chỉ tiến hành đánh giá các CQ ở phụ lớp đồng bằng thấp. Không đánh giá các CQ phụ lớp núi thấp, đồi cao, đồi thấp và đồng bằng cao.

Trên cơ sở đặc điểm yêu cầu sinh thái của cây rừng (chủ yếu cây tràm và phi lao, bạch đàn được trồng nhiều ở các vùng cát) và sú, vẹt ở các vùng đất mặn, phèn ngập nước; căn cứ nhu cầu phòng hộ ven biển và đặc điểm các đơn vị cảnh quan, các chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá cho mục đích phịng hộ ven biển như sau:

- Vị trí của cảnh quan: Gần hoặc xa khu dân cư, đường giao thông, khu sản xuất. Từ bờ biển vào khu dân cư, càng gần càng không thuận lợi cho trồng rừng phòng hộ và giá trị phòng hộ khơng cao. Cảnh quan dọc bờ biển có ý nghĩa phịng hộ ven biển lớn hơn các cảnh quan bên trong, càng xa bờ biển mức độ phòng hộ sẽ kém hơn.

- Dạng địa hình: Cồn cát, bãi cát ven biển có đê đập bảo vệ có ý nghĩa trong việc phịng hộ ven biển; những nơi khơng có đê, đập hay địa hình trũng giá trị phịng hộ kém hơn. Cảnh quan là vùng đất ngập nước ven biển, bãi triều, cửa sông ven biển cũng có điều kiện phát triển rừng ngập mặn.

- Thảm thực vật hiện tại: Rừng tự nhiên và rừng trồng (rừng ngập mặn hay rừng trên đất cát), trảng cỏ cây bụi hoặc đất trống, độ che phủ càng cao càng tốt cho mục đích phịng hộ.

- Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày đất là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng.

b) Đánh giá cho mục đích sản xuất kinh doanh rừng (S):

Rừng sản xuất có thể là rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc rừng đang tái sinh, phục hồi. Căn cứ vào mục đích sản xuất kinh doanh là khai thác, trồng mới, tái sinh, phục hồi khoanh nuôi rừng; trên cơ sở đặc điểm CQ, tác giả chỉ đánh giá các CQ có độ dốc từ 8-250 thuộc khu vực núi thấp và gị đồi của lãnh thổ nghiên cứu, khơng đánh giá các CQ có thảm thực vật hiện tại là cây hàng năm-hoa màu, lúa, nuôi trồng thủy sản và các CQ rừng, trảng cỏ cây bụi thuộc phụ lớp đồng bằng thấp theo các tiêu chí được lựa chọn gồm:

- Địa hình: Dạng địa hình, độ dốc địa hình là yếu tố vừa quyết định đến điều kiện sản xuất, khai thác; vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển rừng. - Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng

- Thảm thực vật: Rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, khai thác kinh doanh rừng

4.1.2.2. Đối với ngành nông nghiệp

Do đặc điểm ĐKTN, TNTN của vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, các ngành có xu hướng phát triển mạnh, nhiều tiềm năng, phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên là trồng trọt và ni trồng thủy sản, vì vậy tác giả chỉ tập trung tiến hành đánh giá tiềm năng các đơn vị CQ cho mục đích phát triển hai ngành này.

a) Mục đích trồng trọt:

Đất sử dụng trong nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa chủ yếu trồng các loại cây hàng năm, hoa màu và trồng lúa. Thực tiễn phát triển ngành nơng nghiệp vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa cho thấy:

Đối với cây hàng năm, nông nghiệp các huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa tập trung vào cây lúa, các loại cây rau màu và một số loại cây cơng nghiệp ngắn ngày có đặc điểm sinh thái tương tự nhau (lạc, vừng, đậu tương, đậu xanh, ngơ, thuốc lào,…). Trong đó lúa là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương; cịn các loại loại cây hàng năm khác thường trồng trên đất lúa, đất cát biển, các bãi bồi ven sơng. Chính vì vậy tác giả lựa chọn cây lúa và tập đoàn cây hàng năm để đánh giá.

Căn cứ đặc điểm sinh thái các loại cây trồng và đặc điểm các đơn vị CQ vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, trên cơ sở tham khảo các chỉ tiêu đánh giá của nhiều cơng trình trước đây [9],[13],[22],[23],[57],[62] tác giả lựa chọn 2 nhóm tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích phát triển trồng trọt như sau:

- Các loại cây trồng hàng năm và hoa màu (H): Nhu cầu sinh thái của tập đoàn một số cây trồng hàng năm và hoa màu ở vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa khá rộng, gồm các loại cây phân bố chủ yếu ở đồi thấp, đồng bằng cao và đồng bằng thấp, trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt phát triển mạnh trên các loại đất ven biển, ven sông (đất cát, đất cát pha, bãi bồi…) với tầng đất khoảng từ 30-50cm, thường thích hợp với khí hậu nóng, ẩm đến hơi khơ, thường trồng theo thời vụ, một số cây phát triển trên đất lúa. Diện phân bố rộng ở đồi, đồng bằng cao, đồng bằng thấp; độ dốc địa hình <150.

Căn cứ vào các đặc điểm về nhu cầu sinh thái cây trồng hàng năm và đặc điểm các đơn vị CQ vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, đối với cây hàng năm và hoa màu, tác giả không tiến hành đánh giá cho các loại CQ ở địa hình đồi núi có độ dốc trên 150, thảm thực vật hiện tại là rừng thứ sinh hoặc rừng trồng; cây trồng trong khu dân cư; các CQ trên dải cồn cát trắng vàng và đất ngập nước thường xuyên.

- Cây lúa nước (L): Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan có khả năng thích nghi với mục đích trồng lúa, tác giả căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây trồng và các yếu tố tự nhiên của CQ vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá.

Về đặc điểm sinh thái cây lúa: Đây là cây lương thực chính được trồng nhiều ở các đồng bằng Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Một trong những yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của cây lúa là nhiệt độ, thích hợp nhất từ 25-280C, dưới 130C lúa ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ thấp hơn kéo dài lúa sẽ bị chết, trên 350C cũng sinh trưởng rất kém và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Lượng mưa cần thiết để trồng được lúa là những vùng có lượng mưa trung bình năm từ 1000mm trở lên và số tháng mưa từ 5-6 tháng/năm. Lúa thích nghi trên nhiều loại đất mặn, chua, phèn với độ pH thích hợp nhất từ 4,5-7 và thành phần cơ giới khác nhau. Các loại đất thích hợp với lúa nước là phù sa trung tính, phù sa glây, đất cát biển có thành phần cơ giới nhẹ, ngập úng từ 30-60cm dưới 15 ngày. Các loại đất glây ngập nước thường chỉ trồng lúa 1 vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản [23].

Căn cứ nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị CQ, tác giả không tiến hành đánh giá đối với các CQ ở vị trí có độ dốc trên 150, thảm thực vật hiện tại là rừng thứ sinh hoặc rừng trồng, các CQ trên dải cồn cát trắng vàng ven biển.

b) Mục đích ni trồng thủy sản (N):

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, TNTN, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa, những CQ thuận lợi có thể tiến hành ni trồng thủy sản gồm: Địa hình mặt nước sơng, suối, ao hồ, đầm, khu vực đất mặn, phèn ngập nước, cây bụi ngập mặn. Nhiệt độ nước mặt điều hịa (từ 18-200C); mơi trường nước có thể ngọt, lợ hoặc mặn, khơng có chất độc hại. Ở một số vùng hạ lưu và cửa sơng có cây bụi ngập mặn thứ sinh, mang tính chất phịng hộ, bảo vệ mơi trường và nguồn lợi thủy sản vì thế trong quá trình đánh giá tác giả cũng đã tiến hành đánh giá cho cả những đơn vị cảnh quan này.

Các cảnh quan không đánh giá là các CQ ở phụ lớp núi thấp, đồi cao, đồi thấp và đồng bằng cao; CQ có cây trồng trong khu dân cư. Vì vậy tác giả chỉ tiến hành đánh giá với các CQ ở phụ lớp đồng bằng thấp.

4.1.2.3. Đối với ngành du lịch (D):

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp trên cơ sở tiềm năng của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Mỗi địa điểm du lịch thường có khơng gian mở rộng, khơng giới hạn trong khoanh vi của một loại cảnh quan nào. Vì vậy, việc ĐGCQ cho phát triển du lịch cũng không phải là xác định cụ thể cảnh quan nào thuận lợi hay khơng thuận lợi mà mục đích của đánh giá ở đây là chỉ ra được các CQ có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của ngành du lịch nói chung, đánh giá tiềm năng du lịch chủ yếu theo điểm và các tuyến du lịch. Trên cơ sở đặc trưng du lịch vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa và đặc điểm CQ lãnh thổ nghiên cứu, tác giả lựa chọn các tiêu chí đánh giá cho tiềm năng du lịch ven biển bao gồm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Chủ yếu đánh giá các loại tài nguyên tự nhiên như địa hình, bãi biển, thắng cảnh.

- Vị trí địa lý của các tài nguyên du lịch: Gần hoặc xa đường giao thơng, đơ thị, di tích văn hóa, lịch sử, khả năng tiếp cận và tổ chức các tuyến, điểm du lịch.

- Hệ sinh thái: Vừa là tiềm năng du lịch, đồng thời là điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng, sức hấp dẫn và điều kiện tổ chức hoạt động du lịch. Các hệ sinh thái sẽ tạo môi trường trong lành, khơnggianthốngđãng,conngườithânthiệnlàđiềukiệnthuậnlợiđểthuhútkháchdulịch.

Bảng 4.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho các mục đích sử dụng1. Mục đích phát triển rừng phịng hộ ven biển 1. Mục đích phát triển rừng phịng hộ ven biển

Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Vị trí CQ Cồn cát ven

biển Phía trong cồncát cư, cơng trìnhVen khu dân giao thơng,

Trong khu dân cư Dạng địa hình Địa hình cát di

động Cồn cát cố định vạt cát, bãi cátMáng trũng, Địa hình khác

Loại đất Cc, M Đất cát biển (C) P, Pg, S Đất còn lại

Thảm thực vật Rừng thứ sinh Rừng trồng Trảng cỏ, cây

bụi Lúa, cây hàngnăm, hoa màu

2. Mục đích phát triển rừng sản xuất (khai thác, kinh doanh rừng) Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm)

Dạng địa hình Gị đồi thấp Đồi cao Núi thấp Đồng bằng thấp

Độ dốc (độ) 8-15 15-20 20-25 <8, >25

Loại đất Các loại đất đỏ

vàng B, Pf P E,Pb, Pj, Pg, M,Đất núi đá vôi,

S, C, Cc Tầng đất (cm) >100 50-100 30-50 <30 Thảm thực vật Rừng thứ sinh Rừng trồng (Rừng nghèo, độ che phủ TB) Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm (Độ che

phủ thấp)

Lúa, cây hàng năm, hoa màu

3. Mục đích phát triển cây trồng hằng năm Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Loại đất Pb, P, Pf, C Fq, Pg Pj, B, M, S Fv, Fs, E, Cc Tầng dày (cm) >100 50-100 10-50 <10 Độ dốc (0) 0-3 3-8 8-15 >15

Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Xa nguồn nước

Thành phần cơ

4. Mục đích trồng Lúa Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Loại đất Pb, P, Pj, Pg Pf, C, M, S, Fq, B Fv, Fs, E, Cc Tầng dày (cm) >50 30-50 10-30 <10 Độ dốc 0-3 3-8 8-15 >15

Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Xa nguồn nước

Thành phần cơ

giới Thịt nặng Thịt nhẹ và trungbình Cát pha Cát

5. Mục đích Ni trồng thủy sản Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Địa hình Đầm, hồ Ao Vùng trũng Địa hình khác Chế độ nước Ngập thường

xun Ngập định kỳ Phụ thuộc khíhậu Khơng ngậpnước Nguồn lợi thủy

sản Gần rừng ngậpmặn, bãi triều Cửa sông Xa rừng ngậpmặn, bãi triều

6. Mục đích định hướng phát triển du lịch Các chỉ tiêu Mức độ thích hợp Khơng thích hợp (0 điểm) Rất thích hợp (3 điểm) Thích hợp (2 điểm ) Kém thích hợp (1 điểm) Tài nguyên du

lịch tự nhiên Bãi biển Hang động, đảogần bờ Thắng cảnhkhác Khơng có Vị trí cảnh quan Gần đường giao thơng, khả năng tiếp cận dễ dàng Gần các điểm du lịch ở xung quanh Xa đường giao thơng Tiếp cận khó

Hệ sinh thái Rừng trên cát Rừng ngập mặn,

cửa sông Trảng cỏ, câybụi Đất trống

- Các chỉ tiêu trên được phân thành 4 bậc và thang điểm cụ thể: Rất thích hợp: 3 điểm;

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ các huyện đồng bằng ven biển tỉnh thanh hóa (Trang 118 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)