CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Ozone trong khí quyền tầng thấp
1.1.2. Tiết diện hấp thụ của ozone
Tiết diện hấp thụ của ozone trong vùng bước sóng từ 200 đến 1100 nm bao gồm bốn băng hấp thụ : Hartley, Huggins, Chappuis và Wulf (Hình 1.7). Các băng hấp thụ được đặt tên theo tên các nhà khoa học đi tiên phong trong nghiên cứu sự hấp thụ của ozone. Năm 1880, một năm sau khi Marie A. Cornu nhận thấy bức xạ của Mặt trời đến bề mặt của Trái đất bị giới hạn ở vùng bước sóng ngắn phải do sự có mặt của một chất hấp thụ trong khí quyển, Walther N. Hartley đã mơ tả sự phù hợp giữa tính chất hấp thụ mạnh của ozone trong vùng phổ từ 200 đến 300 nm với yêu cầu của một chất hấp thụ như vậy. Cũng trong năm này, J. Chappuis đã nghiên cứu sự hấp thụ yếu hơn trong vùng khả kiến (400-750 nm) trong ozone lỏng. Năm 1890, William Huggins phát hiện ra sự hấp thụ ozone giữa vùng bước sóng 300 – 360 nm khi nghiên cứu quang phổ sao Thiên Lang (Sirius). Trong hai năm 1926- 1927, Oliver R. Wulf có các nghiên cứu đầu tiên về sự hấp thụ của ozone trong vùng hồng ngoại gần (750-950 nm). Hiện nay, bộ số liệu hấp thụ ozone với độ phân giải bước sóng khác nhau (0,05 nm, 0,015 nm và 0,01 nm) và nhiệt độ đã được công bố trong nhiều cơng trình [12]. Tuy nhiên, cấu trúc mức năng lượng, tính tốn mơ phỏng và sự phụ thuộc vào nhiệt độ của phổ hấp thụ của ozone vẫn đang được quan tâm bởi nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới để có thể tăng độ chính xác của mơ hình lý thuyết với dữ liệu thực nghiệm [13]. Các băng phổ hấp thụ mạnh Hartley và Huggins đặc biệt quan trọng trong quan trắc khí quyển bằng kỹ thuật viễn thám và được sử dụng trong các quang phổ kế hay thiết bị LIDAR đặt cả trên vệ tinh và dưới mặt đất. Một số vệ tinh sử dụng băng phổ hấp thụ Chappuis và Wulf trong việc quan trắc phân bố ozone. Hai băng Chappuis và Wulf cũng rất cần thiết để quan trắc các thành phần hàm lượng nhỏ khác, son khí và đám mây trong khí quyển [13,14].
Hình 1.7. Tiết diện hấp thụ và các băng hấp thụ của ozone [6,13,14].