3.4 Chế tạo hệ telescope tử ngoại và khối quang học thu 3.4.1 Chế tạo telescope 3.4.1 Chế tạo telescope
Hệ telescope được nghiên cứu chế tạo là loại Newtonian có thể lắp các gương cầu có đường kính tối đa 40 cm. Bộ khung cho telescope được chế tạo để có thể lắp được gương cầu với tiêu cự có thể thay đổi xa nhất là 210 cm. Sơ đồ nguyên lý thiết kế được trình bày trong Hình 3.12.
Hệ telescope có khung làm bằng sắt, có 4 bánh xe để tiện di chuyển và 4 ốc cố định có thể điều chỉnh cân bằng cho cả hệ (Hình 3.13). Dưới gương cầu có 3 ốc tinh chỉnh để chỉnh trục gương cầu (Hình 3.14). Gương phẳng được treo trên giá của hệ, được gắn với một vòng tinh chỉnh theo phương thằng đứng (palme) và 2 núm chỉnh 2 chiều (Hình 3.15). Giá đỡ hệ quang học thu gồm các thấu kính và phin lọc tử ngoại sẽ được lắp trên 2 ray dọc khung đứng của telescope. Hệ khung telescope sẽ được bao phủ bằng lớp vải đen dày để tránh ánh sáng tán xạ trường gần. Quang trục của hệ được cân chỉnh dùng laser bán dẫn.
3.4.2 Chế tạo hệ mài phơi kính quang học
Nhằm mục đích tăng độ nhạy phát hiện tín hiệu LIDAR và thu được tín hiệu nằm trong miền tử ngoại, luận án đã thực hiện tự chế tạo gương cầu quang học và phủ nhôm bề mặt gương. Sơ đồ hệ mài phơi kính quang học tự động được vẽ theo mặt cắt ngang (Hình 3.16) và mặt cắt đứng (Hình 3.17). Hệ mài tự động phơi kính quang học được thiết kế để có thể mài gương cầu có đường kính từ 20 cm tới tối đa 80 cm. Tùy theo phơi kính được mài, đường kính đĩa mài được thay đổi phù hợp và bằng 70% đường kính của phơi kính quang học. Tốc độ mài có thể điều chỉnh sử
dụng bộ biến tần cho động cơ 3 pha. Gương cầu quang học cho telescope dùng trong hệ LIDAR hấp thụ vi sai được chế tạo từ phơi kính quang học đường kính 40 cm, dày 19 mm. Phơi kính quang học được mài cầu theo trình tự: mài thơ – mài tinh – đánh bóng [80]. Hình 3.18 cho thấy một cơng đoạn mài bằng hệ mài tự động.