Chẩn đoán nhiễm độc chì

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 28 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về chì vơ cơ

1.1.5. Chẩn đoán nhiễm độc chì

1.1.5.1. Ngưỡng giới hạn chì máu

Chẩn đốn và điều trị nhiễm độc chì dựa trên nồng độ chì đo được trong máu (µg/dL). Mức chì máu như trong giới hạn chấp nhận được cho trẻ em vào đầu những năm 1960 là 60 µg/dL. Với mức chì máu này các triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc chì có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên người ta đã ghi nhận được ở mức chì máu thấp hơn, khi chưa có có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì chì cũng có thể gây tổn thương não [64]. Do đó ngưỡng giới hạn đã được quy định ở mức 40 µg/dL vào năm 1970. Các nghiên cứu vẫn tiếp tục cho thấy ở mức chì máu thấp hơn, chì cũng gây tổn thương cho não trẻ em, cho nên giới hạn mức chì máu chấp nhận được đã liên tục được giảm xuống. Năm 1975 giới hạn mức chì máu giảm xuống 30 µg/dL, năm 1985 giảm xuống cịn

25 µg/dL [92]. Vào năm 1991 Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) giảm mức chì máu đáng quan tâm (level of concern) xuống 10 µg/dL. Bellinger gọi mức chì máu 10 µg/dL của CDC là một cơng cụ quản lý nguy cơ hơn là một giới hạn nhiễm độc [26]. Bộ Y tế Bang New York thì đưa ra 2 giới hạn mức chì máu, mức chì máu tăng khi chì máu ≥10 µg/dL, nhiễm độc chì khi chì máu ≥ 20 µg/dL [76].

Chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe ở nồng độ chì máu thấp hơn 10 µg/dL, do đó khơng có mức an tồn trong tiếp xúc với chì [24]. Tháng 1/2012 Ủy ban Tư vấn về Phòng chống nhiễm độc chì đã đề nghị giảm mức chì máu đáng quan tâm xuống thấp hơn và thay bằng thuật ngữ “giá trị

tham khảo” (reference value) [16]. CDC đã đồng tình với đề nghị này và

tháng 5/2012 CDC đã đề nghị mức chì máu 5 µg/dL là mức cần được quan tâm và hành động [16].

Phơi nhiễm chì nghề nghiệp được coi là khơng an tồn khi chì máu vượt q mức 30 µg/dL [17]. Tác giả Michaux, H.L. Boileau, F. Tolot (1970) cho rằng mức chì máu dưới 30 µg/dL có nghĩa là khơng có tiếp xúc với chì [12]. Trong mơi trường làm việc, các mức độ tiếp xúc với chì trong khơng khí được hạn chế nên mức chì máu khơng vượt q 60 µg/dL [17].

1.1.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm độc chì của Việt Nam

a) Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị nhiễm độc chì (2012)

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm độc chì kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2012 [3].

- Chẩn đốn xác định

+ Có tiếp xúc với các nguồn có chì, hoặc có triệu chứng gợi ý. + Xét nghiệm chì máu > 10 µg /dL (tiêu chuẩn bắt buộc).

- Chẩn đoán phân biệt

+ Các nguyên nhân gây bệnh lý não, màng não cấp do các bệnh lý, ngộ độc khác.

+ Các bệnh lý thần kinh ngoại biên, như Guillain Barré, porphyria. + Thiếu máu do các nguyên nhân khác.

+ Các ngun nhân đau bụng cấp khơng do chì. + Tâm căn suy nhược, cơ thể suy nhược.

- Chẩn đốn mức độ ngộ độc chì ở trẻ em

+ Mức độ nặng: Nồng độ chì máu >70 µg /dL.

+ Mức độ trung bình (tiền bệnh lý não): Nồng độ chì máu 45 - 70 µg/dL. + Mức độ nhẹ: Nồng độ chì máu: >10 - < 45µg /dL. - Chẩn đốn mức độ ngộ độc chì ở người lớn + Mức độ nặng: Nồng độ chì máu >100 µg /dL. + Mức độ trung bình: Nồng độ chì máu 70- 100 µg /dL. + Mức độ nhẹ: Nồng độ chì máu 40 - 69 µg /dL.

+ Loại khơng có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo: Nồng độ chì

máu < 40 µg /dL.

b) Tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm độc chì nghề nghiệp năm 2016

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 “Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội” [2], trong đó có quy định tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm độc chì vơ cơ nghề nghiệp mạn tính như sau:

- Định nghĩa: Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do

tiếp xúc với chì và hợp chất chì trong quá trình lao động.

- Giới hạn tiếp xúc tối thiểu:

Giới hạn mức tiếp xúc tối thiểu xác định bằng 2 trong 3 tiêu chí sau: 1) tiếp xúc với chì trong mơi trường lao động; 2) nồng độ chì trong mơi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; 3) có nồng độ chì máu trên 10 µg/dL.

- Cận lâm sàng: Nồng độ chì máu > 40 µg/dL; Delta-ALA niệu > 10

mg/L (lấy nước tiểu 24 giờ); - Dấu hiệu lâm sàng

Có thể có các triệu chứng, hội chứng sau:

- Rối loạn thần kinh trung ương: suy nhược thần kinh; - Thần kinh ngoại vi: giảm dẫn truyền thần kinh vận động; - Hệ thống tạo máu: có thể thiếu máu;

- Thận: viêm cầu thận protein niệu tăng, viêm ống thận;

- Hệ thống sinh sản: rối loạn kinh nguyệt, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, giảm hứng thú tình dục;

- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa tương tự như nhiễm độc cấp tính nhưng nhẹ hơn và có đường viền Burton.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)