Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em
1.3.1. Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp
Nhiễm độc chì nghề nghiệp đã trở lên phổ biến trong cơng nhân vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, do cơng nhân tiếp xúc với chì trong các hoạt động sản xuất luyện kim, đường ống dẫn nước, in ấn và nhiều hoạt động công nghiệp
khác. Vào năm 1839, Tanqueral dé Planches đã miêu tả các triệu chứng của nhiễm độc chì cấp dựa trên dữ liệu của 1213 bệnh nhân nhập Viện La Charite từ năm 1830 đến 1838. Ông đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và sau đó bổ sung các triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc chì cấp tính ở người lớn. Vào giữa thế kỷ 19, nhiễm độc chì nghề nghiệp khá phổ biến ở Vương quốc Anh. Năm 1882 sau khi một số cơng nhân trong ngành cơng nghiệp chì bị tử vong, Nghị viện đã yêu cầu đảm bảo điều kiện làm việc trong các nhà máy sản xuất chì. Do vậy vào năm 1888, Luật Nhà máy và Phân xưởng (Phịng chống nhiễm độc chì) đã u cầu các nhà máy phải thực hiện những tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện làm việc như đảm bảo thơng gió và quần áo bảo hộ lao động cho công nhân [111].
Mặc dù nhiễm độc chì nặng đã giảm ở nhiều nước trên thế giới, song nhiễm độc trung bình và có triệu chứng vẫn cịn phổ biến. Trong số người lớn, những người có tiếp xúc gần với chì trong các q trình sảnh xuất thường có nguy cơ cao nhất. Cơng nhân phơi nhiễm với chì trong nhiều nghề khác nhau như lắp ráp phương tiện cơ giới, dập bảng điện tử, chế tạo và sửa chữa ắc quy, hàn, khai thác mỏ, luyện kim chì, sản xuất hợp kim chì, thủy tinh, nhựa, in ấn, gốm sứ và công nghiệp chế tạo sơn. Ở các nước cơng nghiệp hóa cao, việc kiểm soát chặt chẽ và cải thiện quy trình cơng nghệ đã làm giảm nhiễm độc chì nghề nghiệp so với trước kia. Ở các nước đang phát triển, nhiễm độc chì nghề nghiệp vẫn là vấn đề lớn [129].
Ở các nước đang phát triển, nguy cơ phơi nhiễm chì vẫn được ghi nhận cả trong q trình chính và quá trình thứ cấp, tức là quá trình nấu và tinh luyện phế thải chứa chì. Các cơ sở tinh luyện chì thứ cấp ở nhiều nước có quy mơ nhỏ, sản xuất theo hộ gia đình thường được đặt gần nơi sinh sống của người dân. Khói bụi chứa chì được tạo ra trong q trình tái chế chì có thể ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe của trẻ em và người lớn sống gần nơi tái chế.
diễn ra tại hộ gia đình hoặc trong những phân xưởng khơng được kiểm sốt thường có sự tham gia của phụ nữ và trẻ em. Mặc dù người lớn là những người tham gia chính, nhưng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước với nền công nghiệp đang phát triển khoảng cách giữa nơi sinh sống và nơi sản xuất rất gần nhau, do đó trẻ em rất dễ bị tiếp xúc với chì. Chì có thể truyền từ mẹ vào thai nhi, chì có thể theo quần áo, giày dép của người lao động về nơi sinh sống nên trẻ em cũng có thể bị phơi nhiễm với chì. Vì vậy vấn đề phơi nhiễm chì nghề nghiệp trở thành vấn đề của cộng đồng [129].
Theo báo cáo tuần về tỷ lệ bệnh tật và tử vong của Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2008-2009 tỷ lệ người lớn có nồng độ chì máu ≥25 µg/dL giảm từ 14,0/100.000 năm 1994 xuống còn 6,3 người/100.000 lao động, tỷ lệ có chì máu cao trong ngành chế tạo sản xuất ắc quy, xây dựng và khai thác mỏ chiếm cao nhất [43].
Từ năm 1993, phơi nhiễm chì trong ngành sản xuất ắc quy đã giảm đáng kể do cải thiện thơng gió và thực hành vệ sinh nơi làm việc, phát thải chì vào mơi trường khơng khí tại nơi làm việc đã giảm [88].
Ở California năm 1999, trong số 1931 cơng nhân sản xuất ắc quy chì chỉ có 1,9% cơng nhân có chì máu trên 40 µg/dL, khơng có cơng nhân nào có chì máu trên 60 µg/dL. Theo báo cáo của Viện An tồn và Sức khỏe nghề nghiệp (NIOSH) năm 2007, trong số 1743 công nhân ngành sản xuất ắc quy tại các bang California, Iowwa, Oregon thì 18,6% cơng nhân có chì máu ≥25 µg/dL; 1,2% có chì máu≥40 µg/dL [88].
Theo các báo cáo tại Anh giai đoạn 2000-2001 cho thấy, trong số 3.384 lao động nam sản xuất ắc quy, 11,5% có mức chì máu (BLL) ≥ 50 µg/dL, và 2,1% có BLL ≥ 60 µg/dL. Năm 2003/2004, trong 11.011 nam công nhân được kiểm tra sức khỏe có 5% có BLL ≥ 50 µg/dL và dưới 1% có BLL ≥ 60µg/dL [88].
quy và 53 người khơng có tiền sử tiếp xúc với chì (nhóm chứng) cho thấy mức chì máu ở nhóm chứng trung bình là 2,44 ± 1,15 µg/dL, ở nhóm nghiên cứu là 59,43 ± 28,34 µg/dL. 72,9% cơng nhân có chì máu trên giá trị tham khảo (40 µg/dL) [67].
Nghiên cứu của Suplido M.L., Ong C.N. (2000) trên 40 công nhân tái chế ắc quy và sửa chữa bộ tản nhiệt ở Manila, Philippines cho thấy chì máu trung bình ở những người tham gia tái chế ắc quy là 54,23 µg/dL, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cơng nhân sửa chữa bộ tản nhiệt ơ tơ (20,04 µg/dL) và những người lớn khác không tiếp xúc với chì (12,56 µg/dL). Trong số những cơng nhân tái chế ắc quy, 94% có chì máu cao hơn giới hạn tiếp xúc cho phép của WHO (Nam là 40 µg/dL, nữ là 30 µg/dL). 90% số cơng nhân có mức chì máu >40 µg/dL bị thiếu máu (Hb<13g/dL đối với nam; Hb<11,5g/dL đối với nữ). Trẻ em sống trong vùng lân cận cửa hàng ắc quy cũng có mức chì máu cao hơn đáng kể (49,88 µg/dL) so với trẻ em ở gần cửa hàng sửa chữa bộ tản nhiệt (11,84 µg/dL) và trẻ em khơng bị phơi nhiễm (9,92 µg/dL) [119].
Theo nghiên cứu tại một nhà máy chế tạo ắc quy ở Thái lan [115] mức chì máu trung bình của cơng nhân đã tăng nhẹ từ 17,9 lên 22,3 µg/dL trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2001. Năm 2002, mức chì máu trung bình giảm xuống cịn 17,4 µg/dL, khơng có cơng nhân nào có mức chì máu trên 60 µg/dL. Có sự khác biệt về mức chì máu giữa các cơng nhân thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Cơng nhân có tuổi nghề từ 20 – 29 năm có mức chì máu trung bình là 21,5 µg/dL, hơi cao hơn so với cơng nhân có tuổi nghề dưới 19 năm, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu trên 61 cơng nhân phơi nhiễm với chì tại 1 xưởng in và 2 phân xưởng sản xuất ắc quy ở Cairo cho thấy chì máu trung bình của những cơng nhân này là 52,5 ±21,5 µg/dL (17,2-89,8 µg/dL). Tỷ lệ giảm thính lực 2 tai ở các tần số 4000, 6000, 8000Hz của những cơng nhân tiếp xúc với chì cao hơn so với nhóm khơng tiếp xúc [40].
Một số kết quả nghiên cứu về nồng độ chì trong cơng nhân sản xuất ắc quy trong những năm gần đây đã được tác giả Perry Gottesfeld and Amod K. Pokhre (2011) tổng hợp như sau [88]:
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về nồng độ chì trong cơng nhân sản xuất ắc quy
Năm
NC Tác giả Quốc gia n Chì máu trung bình (µg/dL)
2008 Minozzo và cs. Brazil 53 59,4
2008 Jiang và cs. Trung Quốc 7 63,5
2008 Ramirez Peru 41 37,7
2008 Chuang và cs. Đài Loan 120 37,5
2008 Raviraja và cs. Ấn Độ 5 81,1
2009 Peter Nigeria-Lagos 20 112,5
2009 Peter Nigeria-Ibadan 20 93,9
2009 Kasuba và cs. Croatia 15 43,6
2009 Hsu và cs. Đài Loan 80 40,2
2010 Nsheiwat và cs. Israel 4 43,4
2010 Nsheiwat và cs Jordan 22 27,5
2010 Gao và cs. Trung Quốc 135 42,5
Ở Việt Nam, theo Dương Thu Hương tại Hải Phịng năm 1978 có 47%
cơng nhân tiếp xúc với hơi chì có hàm lượng chì trong máu cao quá mức cho phép, năm 1982 tỷ lệ này là 10,2%, năm 1989 tỷ lệ này chiếm 9,1% và đến năm 1991 tỷ lệ này còn 6,5%. Theo một tổng kết của Viện Y học lao động Việt Nam năm 1992 tỷ lệ thâm nhiễm chì của ngành hóa chất là 12%, ngành in là 8,7% [13].
Theo Hồng Văn Bính, ở miền Nam của Việt Nam tỷ lệ thâm nhiễm chì ở ngành in là 52%, ở các cơ sở in nhỏ lẻ tỷ lệ này lên tới 83%. Tại Thái Nguyên số bệnh nhân được giám định nhiễm độc chì nghề nghiệp năm 1998
là 62 bệnh nhân, năm 1991 là 51 bệnh nhân, năm 2000 là 57 bệnh nhân [13]. Theo nghiên cứu của tác giả Nghiêm Thị Minh Châu (2005) tại làng nghề gốm sứ thì tỷ lệ thợ gốm sứ mắc bệnh cao. Tỷ lệ mắc cao đối với 1 số bệnh như suy nhược thần kinh (56,58%), bệnh đường hô hấp (46,18%), rối loạn thần kinh thực vật (25,58%), bệnh dạ dày - tá tràng (37,05%), bệnh về khớp (18,82%), bệnh răng miệng (8,52%), bệnh da liễu (8,52%), bệnh thiếu máu (7,35%). Theo tác giả, cơ cấu bệnh ở đây phù hợp với tình trạng ơ nhiễm bụi, các khí thải và chì trong mơi trường lao động và mơi trường sống tại làng nghề. 28,1% thợ gốm sứ được kiểm tra có thâm nhiễm chì, lượng enzym delta – ALA niệu trung bình cao hơn so với chuẩn lý thuyết, tăng cao ở nhóm tiếp xúc với men màu gốm sứ, ở nhóm có tuổi nghề > 5 năm và tăng cao tỷ lệ thuận tại các vị trí có nồng độ chì khơng khí cao [4].
Theo báo cáo của của tác giả Nguyễn Trinh Hương (2008), sức khoẻ dân cư tại các làng nghề tái chế kim loại là có nhiều vấn đề nhất. Kết quả điều tra sức khoẻ tại làng tái chế chì Đơng Mai (Hưng n) cho thấy: Triệu chứng chủ quan về hơ hấp (tức ngực, khó thở) chiếm 65,6%, suy nhược thần kinh chiếm 71,8%, viêm đa khớp mãn chiếm 46,9%, tỷ lệ hồng cầu giảm chiếm 19,4%, tỷ lệ huyết sắc tố giảm chiếm 44,8% (kết quả về tỷ lệ hồng cầu và huyết sắc tố thông qua xét nghiệm máu và ALA niệu cho 32 đối tượng trong làng) và 5 trường hợp nhiễm độc chì (trong đó có 3 trẻ em) [7].
Khảo sát của Noguchi T. và cs. (2011) trên 93 đối tượng, trong đó có 70 người lớn cũng cho kết quả tương tự. Tồn bộ các đối tượng đều có nồng độ chì máu trên 10 µg/dL, có 1 người lớn có mức chì máu trên 100µg/dL (nhiễm độc nặng). Các tác giả đi đến kết luận rằng tăng nồng độ chì máu khơng chỉ giới hạn trong những cơng nhân tái chế chì mà cả ở trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [78].
1.3.2. Tình trạng nhiễm độc chì do ơ nhiễm mơi trường
1.3.2.1. Tình trạng nhiễm độc chì tại các nước phát triển
Ở Mỹ, từ năm 1976 đến 1991 mức chì máu trung bình của người dân tuổi từ 1-74 giảm 78% (từ 12,8 µg/dL xuống 2,8 µg/dL) [92]. Chì máu trung bình của trẻ em 1-5 tuổi giảm 77% (từ 13,7 xuống 3,2 µg/dL) ở trẻ em da trắng và 72% (từ 20,2 xuống 5,6 µg/dL) ở trẻ em da đen. Tỷ lệ trẻ em 1-5 tuổi có chì máu ≥10 µg/dL giảm từ 85% xuống 5,5% ở trẻ em da trắng và từ 97,7% xuống 20,6% ở trẻ em da đen.
Theo Điều tra Sức khỏe và Dinh dưỡng quốc gia lần thứ 3 năm 1994, mức chì máu trung bình của người dân Mỹ từ 1 tuổi trở lên là 2,3 µg/dL, 2,2% dân số có mức chì máu ≥10 µg/dL. Trẻ em từ 1-5 tuổi có chì máu trung bình là 2,7 µg/dL, 2,7% (890.000 trẻ em) có chì máu tăng.
Ở Australia, năm 1995-1996 xét nghiệm ngẫu nhiên chì máu cho 1575 trẻ em từ 1-4 tuổi [99] thì chì máu trung bình là 5,05 µg/dL, trong số này có 115 (7,3%) trẻ em có mức chì máu ≥10 µg/dL. Chỉ có 27 trẻ em (1,7%) có chì máu ≥15 µg/dL.
Từ năm 1978 đến năm 1988 người ta nhận thấy mức chì máu trung bình ở người lớn giảm xuống tại nhiều quốc gia như Bỉ, Đức, New Zeland, Thụy Điển và Anh [124]. Mức chì máu trung bình của 694 đối tượng khỏe mạnh từ 0-65 tuổi tại thành phố Barcelona là 4,06 µg/dL (máu cuống rốn của trẻ sơ sinh), 8,9 µg/dL (trẻ em) và 7,8 µg/dL (người lớn). Trong thời gian 10 năm chì máu trung bình giảm 50% phản ánh mức ơ nhiễm chì trong khí quyển giảm [24].
1.3.2.2. Tình trạng nhiễm độc chì tại các nước đang phát triển
Chì vẫn tiếp tục là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển, nơi có sự khác biệt lớn về nguồn chì và con đường phơi nhiễm. Tiếp xúc với nguồn khác có thể cịn quan trọng hơn tiếp xúc với xăng pha chì, đặc
biệt là những tầng lớp nghèo. Tiếp xúc với chì từ khai thác mỏ, luyện kim, chế tạo ắc quy chì và tiểu thủ cơng nghiệp là một mối nguy hiểm môi trường đáng kể ở các nước đang phát triển.
Ở Jamaica, một cuộc khảo sát được tiến hành để xác định sự phân bố và các yếu tố mơi trường và mức chì máu trong quần thể sống gần các lị nung chì [117]. Mức chì máu trung bình ở nhóm phơi nhiễm cao gấp gần 2 lần so với nhóm khơng phơi nhiễm, 44% thuộc nhóm tiếp xúc dưới 6 tuổi có chì máu ≥25 µg/dL.
Ở Trung Quốc, nhiễm độc chì trẻ em khá phổ biến do công cuộc công nghiệp hóa nhanh và sử dụng xăng pha chì [40]. Trẻ em sống ở các khu cơng nghiệp hoặc ở các khu vực có đường giao thơng lớn có mức chì máu trung bình dao động từ 21,8 - 67,9 µg/dL. Tỷ lệ trẻ em có nồng độ chì máu >10 µg/dL dao động từ 64,9 – 99,5%. Thậm chí có khoảng 50% trẻ em sống ở khu vực phi cơng nghiệp có mức chì máu >10 µg/dL. Vấn đề phơi nhiễm với chì đặc biệt nghiêm trọng ở những trẻ em sống tại những thành phố với nhiều cơ sở sản xuất nhỏ.
Tình hình cũng tương tự như ở các nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa khác. Ở Dhaka, nồng độ chì trong khơng khí trung bình là 453ng/m3 trong thời gian ít mưa từ tháng 11 đến tháng 1hàng năm. Nồng độ chì máu của 93 người kéo xe được lựa chọn ngẫu nhiên tại Ấn Độ là 53 µg/dL [27]. Ngồi ra, xét nghiệm chì máu cho 2031 người lớn và trẻ em được lựa chọn ngẫu nhiên ở 5 thành phố có mật độ dân số cao thì có 51% số đối tượng có chì máu >10 µg/dL, 13% có chì máu >20 µg/dL. Tỷ lệ trẻ em có nồng độ chì máu >10 µg/dL dao động từ 40% (ở Bangalore) đến 62% (ở Mumbai) [39].
Nghiên cứu cắt ngang tại một khu vực của thành phố Mexico trên 200 trẻ em dưới 5 tuổi [56] cho thấy chì máu trung bình của trẻ em là 9,9 µg/dL (dao động từ 1-31 µg/dL). Trong số trẻ em dưới 18 tháng tuổi, 44% trẻ em có chì
máu >10 µg/dL.
Trẻ em châu Phi có thể dễ phơi nhiễm với chì do lối sống và các yếu tố kinh tế, xã hội. Tuy nhiên bức tranh thực sự của nhiễm độc chì ở trẻ em châu Phi cịn chưa rõ ràng. Trong khu vực đơ thị, nông thôn và các trung tâm khai thác mỏ, nồng độ chì trong khơng khí trung bình từ 0,5-3,0mg/m3 và cao hơn 1000mg/kg trong bụi và đất. Ngồi nguồn gây ơ nhiễm là các phương tiện giao thơng và cơng nghiệp thì cịn có nguy cơ từ hoạt động sản xuất ở các hộ gia đình như tiểu thủ cơng ngiệp, đốt các sản phẩm giấy và phế thải cao su, vỏ bình ắc quy, đun nấu bằng gỗ sơn. Tại tỉnh Cape, Nam phi hơn 90% trẻ em ở một số vùng thành thị và nơng thơn có mức chì máu>10µg/dL. Mức chì máu trung bình của trẻ em lớp 1 nội thành là 18 µg/dL [61]. Nhiễm độc chì ở trẻ em là vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở cả châu Phi [60].
Thái Lan là một nước triển khai chương trình quốc gia về giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do chì và hạn chế ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em. Mức độ phơi nhiễm chì ở trẻ em đã giảm đáng kể từ năm 1984 đến 1996. Nghiên cứu trên 1000 trẻ em từ 0-72 tháng tuổi tại Chieng Mai cho thấy mức chì máu trung bình là 4,2 µg/dL; chỉ có 4,6% trẻ em có nồng độ chì máu ≥10 µg/dL [106]. Ở Bangkok, nơi mức độ ô nhiễm môi trường cao hơn Chiêng