Đánh giá thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 54)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.2. Đánh giá thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em

2.4.2.1. Đối với người lao động trực tiếp tham gia tái chế chì

a) Khám lâm sàng: Nội dung khám theo hướng dẫn Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về Hướng dẫn bệnh nghề nghiệp, bao gồm khám thể lực, khám nội khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu.

b) Xét nghiệm cận lâm sàng

- Xét nghiệm nồng độ chì máu - Xét nghiệm cơng thức máu

- Xét nghiệm nồng độ delta – ALA niệu - Xét nghiệm nồng độ creatinine niệu

- Xác định kiểu gen ALAD ở người lao động

c) Phỏng vấn về tình trạng sức khỏe, điều kiện lao động, thói quen

hành vi liên quan đến nhiễm độc chì ở người lao động.

2.4.2.2. Đối với trẻ em

Hồi cứu các số liệu nghiên cứu trên trẻ em của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 9 năm 2014, bao gồm:

- Các kết quả xét nghiệm nồng độ chì máu bằng thiết bị LeadCare II. - Kết quả phỏng vấn cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em về tình trạng sức khỏe, điều kiện vệ sinh môi trường sống, một số nguy cơ liên quan đến

nhiễm độc chì ở trẻ em.

2.4.3. Triển khai biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả

2.4.3.1. Can thiệp phịng chống nhiễm độc chì cho người lao động

a) Thời gian triển khai can thiệp:

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2016 (8 tuần)

b) Biện pháp can thiệp

- Truyền thơng nâng cao nhận thức về phịng chống nhiễm độc chì nghề nghiệp, bao gồm:

+ Truyền thơng trực tiếp cho người lao động về nguy cơ và các biện pháp phịng chống nhiễm độc chì nghề nghiệp.

+ Phát tờ rơi truyền thơng về phịng chống nhiễm độc chì.

- Phát miễn phí sản phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin complex cho người lao động sử dụng trong thời gian 2 tháng (từ 3/7/2016 đến 3/9/2016).

Pectin complex đã được Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm số 8966/ATTP ngày 25/4/2016 (Phụ lục 11). Sản phẩm Pectin complex do Công ty trách nhiệm hữu hạn Technologica, Ucraina sản xuất, được Công ty trách nhiệm hữu hạn Pectin Technology (Việt Nam) nhập khẩu và tài trợ cho đề tài.

Thành phần 1 viên Pectin complex (0,400g) gồm: pectin củ cải đường và pectin táo: 0,250g; tá dược khác: MCC: 0,070g, lactose:0,03g, tinh bột: 0,026g, biosil: 0,015g, vitamin tổng hợp: 0,004g.

Liều dùng, cách dùng (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) - Người lao động: 3 lần/ngày, mỗi lần 4 viên. Uống sau bữa ăn.

c) Đánh giá hiệu quả can thiệp

Đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua sự thay đổi nồng độ chì máu trước và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp (sau thời gian 8 tuần, tương đương 56 ngày).

+ Xét nghiệm nồng độ chì máu trước can thiệp ngày 3/7/2016. + Xét nghiệm nồng độ chì máu sau can thiệp ngày 27/8/2016.

- Phỏng vấn người lao động về việc sử dụng sản phẩm Pectin complex và tình trạng sức khỏe.

4.3.2. Can thiệp phịng chống nhiễm độc chì cho trẻ em

- Thời gian can thiệp: Từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014 (4 tháng) - Hoạt động can thiệp

+ Truyền thông giáo dục sức khỏe bao gồm tư vấn trực tiếp cho cha mẹ trẻ em khi đến khám, khi trả kết quả xét nghiệm và phát tờ rơi về phịng chống nhiễm độc chì, tổ chức hội thảo.

+ Cải thiện môi trường sống tại làng nghề: Tiến hành che phủ đất ở các khu vực bị ô nhiễm bằng đất phù sa sạch (vườn của 96 hộ gia đình); vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt; vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp: Vào tháng 9/2014 (sau 6 tháng can thiệp).

+ Lấy mẫu máu và xét nghiệm nồng độ chì máu.

+ Tiến hành điều tra nguy cơ, kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ về phịng chống nhiễm độc chì cho trẻ em.

+ Đánh giá hiệu quả can thiệp thơng qua hàm lượng chì máu, tỷ lệ nhiễm độc chì ở trẻ em trước và sau can thiệp.

Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu

Nội dung Biến số Chỉ số PP thu

thập Công cụ

Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em

Xác định tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp Nhiễm độc chì - Nồng độ chì máu >40µg/dL Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên Thiết bị ELAN 900- Perkin

tử Elmer Triệu chứng lâm sàng liên quan đến nhiễm độc chì nghề nghiệp Cao huyết áp Đau đầu Đau bụng Táo bón Chán ăn Đau cơ xương khớp Giảm trí nhớ Khám, Phỏng vấn Bộ câu hỏi Yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì nghề nghiệp Yếu tố sinh học, di truyền Tuổi Phỏng vấn Bộ câu hỏi Giới Phỏng vấn Bộ câu hỏi Đa hình gene ALAD Phương pháp PCR- RFLP Yếu tố nghề nghiệp - Tuổi nghề - Thời gian làm việc/ngày - Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân Phỏng vấn Bộ câu hỏi Yếu tố hành vi - Tắm rửa, thay quần áo ở nơi làm việc

Phỏng vấn Bộ câu hỏi - Ăn uống, hút

thuốc tại nơi làm việc Phỏng vấn Bộ câu hỏi Xác định tỷ lệ nhiễm độc chì Nhiễm độc chì Nồng độ chì máu >10µg/dL Phương pháp phát Thiết bị LeadCare

ở trẻ em hiện nhanh II Triệu chứng liên quan đến nhiễm độc chì Đau bụng Buồn nơn Chán ăn Táo bón Phỏng vấn Bộ câu hỏi Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở trẻ em - Yếu tố sinh học - Tuổi - Giới Phỏng vấn Bộ câu hỏi - Yếu tố môi trường - Sản xuất tại nhà - Khoảng cách từ nhà tới cơ sở tái chế chì. -Thời gian trẻ chơi ở ngoài nhà Phỏng vấn Bộ câu hỏi - Yếu tố nghề nghiệp của người thân - Người thân tham gia tái chế chì

- Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân

- Tắm rửa tại nơi làm việc

- Thay quần áo tại nơi làm việc

Phỏng vấn Bộ câu hỏi

Mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Hiệu quả can thiệp đối với người lao động Sự thay đổi các chỉ số nhiễm độc - Nồng độ chì máu. - Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp. - Xét nghiệm bằng phương pháp GFAAS Thiết bị ELAN 900- Perkin Elmer

Hiệu quả can thiệp đối với trẻ em Sự thay đổi các chỉ số nhiễm độc - Nồng độ chì máu. - Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu Phương pháp phát hiện nhanh Thiết bị LeadCare II

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau.

2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

2.5.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả

a) Người lao động: Chọn mẫu toàn bộ người lao động đang tham gia

trực tiếp tái chế chì tại thơn Đơng Mai.

Qua khảo sát tại làng nghề tái chế chì Đơng Mai, số người lao động trực tiếp tham gia tái chế chì ở các cơ sở sản xuất là 130 người. Chúng tôi dự kiến trừ đi 20% số đối tượng có thể khơng đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc khơng có mặt tại địa phương trong thời điểm nghiên cứu. Do đó số mẫu dự kiến là 104 người lao động.

Thực tế số người tham gia nghiên cứu là 107 người

b) Trẻ em: Chọn toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi sống tại thôn Đông Mai

Theo báo cáo của Trạm y tế xã, số lượng trẻ em được sinh ra trong làng hàng năm là 40 em.

Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi của làng là: 40 x 6 = 240 em.

Dự kiến số trẻ em không được sự đồng ý của cha mẹ cho tham gia nghiên cứu 10%.

Số trẻ em tham gia nghiên cứu là: 240 - 24 (10%) = 216 trẻ em. Thực tế, đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 232 trẻ em.

2.5.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp

a) Cỡ mẫu dành cho người lao động

Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu kiểm định giá trị trung bình cho 2 quần thể:

σ2 (Z1-α/2 + Z1-β/2)2 n = ------------------------- (µo- µa)2 Trong đó, - Z1-α/2 với α = 0,05% - Z1-β/2 với 1-β = 90%

- µo: Nồng độ chì máu trung bình của quần thể. Theo kết quả nghiên cứu này, nồng độ chì máu của 107 người lao động là 29,8 ± 15,1µg/dL (µo =30).

- σ: giá trị độ lệch chuẩn của chì máu của người lao động tiếp xúc với chì. Trong nghiên cứu này σ =15.

- µa: Nồng độ chì máu dự kiến của quần thể nghiên cứu sau hoạt động can thiệp. Theo báo cáo của Piter A. William khi sử dụng pectin 8g/ngày cho 10 cơng nhân phơi nhiễm với chì, nồng độ chì máu sau 6 tuần giảm từ 76 µg/dL xuống 53µg/dL, tức là giảm khoảng 30% [90]. Chúng tơi cũng dự kiến sau can thiệp 8 tuần, nồng độ chì máu của các đối tượng trong nghiên cứu này giảm được 30% (từ 29,8 xuống 20 µg/dL) (µa=20).

Thay các giá trị trên vào phần mềm tính cỡ mẫu của Tổ chức Y tế thế giới, số mẫu nghiên cứu tính được là 39 đối tượng. Chúng tơi dự kiến bổ sung thêm 15% số mẫu để dự phòng. Tổng số mẫu là 45 đối tượng.

Trên thực tế, số tham gia nghiên cứu can thiệp là 44 đối tượng.

b) Cỡ mẫu dành cho trẻ em

Chúng tơi dự kiến chọn tồn bộ trẻ em tham gia nghiên cứu mô tả để đánh giá can thiệp. Tổng số trẻ em là 232 đối tượng.

Tuy nhiên, khi đánh giá sau can thiệp, một số trẻ em đã chuyển nơi ở hoặc bị ốm, nên thực tế có 204 trẻ em tham gia nghiên cứu.

2.5.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu

a) Chọn mẫu nghiên cứu mô tả * Người lao động

- Phối hợp với cán bộ y tế địa phương lập danh sách toàn bộ người lao động trực tiếp tham gia tái chế chì ở các cơ sở sản xuất.

- Chọn toàn bộ số người lao động vào nghiên cứu.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, gửi giấy mời hẹn thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu tới toàn bộ số người trong danh sách. Những người lao động tới địa điểm tiến hành nghiên cứu sẽ được cán bộ nghiên cứu giải thích rõ về mục đích, nội dung và những lợi ích khi tham gia. Chỉ có đối tượng nào tự nguyện tham gia và ký thỏa thuận mới được chọn vào nghiên cứu.

* Trẻ em

- Phối hợp với cán bộ y tế xã và chính quyền địa phương lập danh sách tồn bộ trẻ em < 6 tuổi (từ 0-72 tháng tuổi) hiện đang sống cùng gia đình trong thơn Đơng Mai.

- Cán bộ nghiên cứu cùng với cán bộ y tế thôn tới từng gia đình của trẻ em để gặp gỡ đại diện gia đình (người chăm sóc trẻ). Cán bộ nghiên cứu giải thích rõ cho gia đình về mục đích, nội dung và những lợi ích khi trẻ em tham gia nghiên cứu. Khi có sự đồng ý, gia đình sẽ tự nguyện ký bản thỏa thuận cho trẻ tham gia nghiên cứu. Sau đó cán bộ nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bảng câu hỏi về nguy cơ nhiễm độc chì đối với con em họ và gửi giấy mời hẹn thời gian, địa điểm tiến hành xét nghiệm máu.

b) Chọn mẫu nghiên cứu can thiệp * Người lao động:

- Dựa trên danh sách 107 người lao động tham gia nghiên cứu mô tả, tiến hành chọn ngẫu nhiên 45 đối tượng.

- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: là những đối tượng có nồng độ chì máu >10µg/dL và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Thực tế có 44 đối tượng là người lao động tham gia nghiên cứu.

* Trẻ em:

- Chọn toàn bộ trẻ em tham gia nghiên cứu mô tả là 232 em

- Trên thực tế số trẻ em tham gia nghiên cứu là 204 em (do một số trẻ em đã chuyển đi sống ở nơi khác hoặc bị ốm trong thời gian đánh giá sau can thiệp).

2.5.3. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

2.5.4.1. Xét nghiệm nồng độ chì máu ở người lao động:

a) Xét nghiệm nồng độ chì máu

Xét nghiệm nồng độ chì máu của người lao động tại Khoa Xét nghiệm và phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường bằng phương pháp Quang phổ hấp phụ nguyên tử lò Graphit (GFAAS) (Phụ lục số 8).

b) Chẩn đốn nhiễm độc chì

Chẩn đốn nhiễm độc chì nghề nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [2]. Người lao động bị nhiễm độc chì nghề nghiệp khi nồng độ chì máu >40 µg/dL.

Chẩn đốn mức độ nhiễm độc chì ở người lao động theo hướng dẫn tại Quyết định 1548/QĐ –BYT ngày 10/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế [3]. Cụ thể:

- Nhiễm độc mức khơng có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo khi nồng độ chì máu >10 – 40 µg/dL.

- Nhiễm độc mức nhẹ: nồng độ chì máu từ >40 - 70 µg/dL.

- Nhiễm độc mức trung bình: nồng độ chì máu từ >70 -100 µg/dL. - Nhiễm độc mức nặng: nồng độ chì máu >100 µg/dL

2.5.4.2. Xét nghiệm nồng độ chì máu trẻ em

a) Xét nghiệm nồng độ chì máu

Xét nghiệm nồng độ chì máu của trẻ em được tiến hành ngay tại hiện trường bằng thiết bị phát hiện nhanh LeadCare IITM (Phụ lục số 9).

Phạm vi hiển thị kết quả của thiết bị LeadCare IITM từ 3,3 đến 65 µg/dL.

- Khi màn hình hiển thị “Low” (thấp), tức là nồng độ chì máu dưới 3,3 µg/dL. Kết quả sẽ được ghi là <3,3 µg/dL.

- Khi màn hình hiển thị các giá trị từ 3,3 đến 65,0 µg/dL. Kết quả ghi theo đúng giá trị được hiển thị.

- Khi màn hình hiển thị “High” (cao), tức là nồng độ chì máu trên 65 µg/dL. Kết quả ghi là > 65 µg/dL.

Lấy máu

Hút máu đến vạch trên mao quản thủy tinh.

Chuẩn bị máu

Bơm máu vào ống thủy tinh và lắc đều.

Xét nghiệm

Nhỏ một giọt máu lên thanh cảm biến. Đọc kết quả sau 3 phút.

Hình 2.1. Quy trình lấy máu xét nghiệm nồng độ chì máu trên thiết bị

b) Chẩn đốn nhiễm độc chì

- Chẩn đốn nhiễm độc chì ở trẻ em theo hướng dẫn tại Quyết định 1548/QĐ –BYT ngày 10/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế [3]. Trẻ em bị nhiễm độc chì khi nồng độ chì máu >10 µg/dL.

- Chẩn đốn mức độ nhiễm độc chì của trẻ em như sau:

+ Nhiễm độc mức trung bình và mức nặng: Nồng độ chì máu ≥ 45 µg/dL.

2.5.4.3. Xét nghiệm nồng độ delta ALA niệu bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử

Xét nghiệm delta ALA niệu: thực hiện tại Khoa xét nghiệm và phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Mơi trường theo phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (Phụ lục 10).

Do điều kiện không tổ chức thu thập mẫu nước tiểu của người lao động trong 24 giờ, chúng tôi triến hành lấy mẫu nước tiểu bãi. Vì vậy, khơng chẩn đốn nhiễm độc chì dựa vào nồng độ delta ALA niệu, mà tính theo đơn vị nồng độ delta ALA niệu trên nồng độ creatinine niệu (mg/g creatinine) để so sánh giữa các nhóm người lao động có mức chì máu khác nhau.

2.5.4.4. Xét nghiệm nồng độ creatinine niệu

Xét nghiệm nồng độ creatinine bằng thiết bị sinh hóa tự động HITACHI - Nhật Bản.

2.5.4.5. Phân tích đa hình gene ALAD

Phân tích đa hình gene thực hiện tại Khoa xét nghiệm và phân tích, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường bằng phương pháp PCR-RFLP (Phụ lục số 10) nhằm xác định tần suất xuất hiện các kiểu gene GG, GC, CC tại điểm đa hình rs1800435 trên gene ALAD.

2.5.4.6. Điều tra bằng bộ câu hỏi

a) Đối với người lao động (Phụ lục số 3)

- Tình trạng sức khỏe, tình hình bệnh tật liên quan đến nhiễm độc chì.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)