Dự phịng nhiễm độc chì

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về chì vơ cơ

1.1.6. Dự phịng nhiễm độc chì

1.6.1.1. Dự phịng phơi nhiễm chì nghề nghiệp [12], [13]

Biện pháp kỹ thuật:

- Cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự hình thành hoặc sự ơ nhiễm bụi chì hoặc hơi chì.

- Các q trình nghiên cứu, đóng gói các hợp chất Pb phải tiến hành tự động, vận hành kín.

- Phải có hệ thống hút gió, máy hút hơi, bụi tại chỗ, làm ẩm...

Biện pháp y tế

- Tổ chức khám tuyển: không tuyển những người thiếu máu, rối loạn chức năng gan, thận, thần kinh, huyết áp cao.

- Khám định kỳ: cần khám hàng năm. Nơi nào ô nhiễm hơi, bụi chì nhiều, cần khám 6 tháng một lần. Khi khám định kỳ, cần làm xét nghiệm về công thức máu, huyết sắc tố, hồng cầu hạt kiềm và định lượng delta ALA niệu.

xúc và khi cần thiết cho chuyển việc.

Biện pháp cá nhân

- Công nhân tiếp xúc với chì phải được trang bị và sử dụng quần áo bảo hộ lao động, đội mũ và đeo găng.

- Tắm giặt, thay quần áo sau ca lao động. - Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc. - Giữ vệ sinh răng miệng.

- Về phía y tế, phải định kỳ đo nồng độ hơi chì, bụi chì tại nơi lao động. Theo hướng dẫn của Hội đồng bồi thường người lao động British Columbia (Works' Compensation Board of British Columbia - 2006) [139] về phòng chống phơi nhiễm chì tại nơi làm việc thì có 5 biện pháp kiểm sốt, phịng ngừa phơi nhiễm với chì: biện pháp thay thế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính, trang bị thiết bị bảo hộ và vệ sinh cá nhân.

Biện pháp thay thế nhằm hạn chế ơ nhiễm chì bằng cách thay thế vật liệu có chứa chì bằng vật liệu khơng có chì hoặc vật liệu chứa hàm lượng chì thấp hơn. Trước khi thay thế vật liệu cần phải chắc chắn rằng vật liệu mới không chứa các sản phẩm độc hại hoặc độc hại hơn chì.

Biện pháp kỹ thuật được phát triển bằng cách xem xét quá trình sản

xuất thực tế để tìm ra cách giảm thiểu, nếu có thể thì loại bỏ lượng chất gây ơ nhiễm chì vào khí quyển. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật thông thường.

Cách ly quá trình sản xuất .

Khi các vật liệu chứa chì là ngun liệu khơng thể thiếu trong q trình sản suất thì cách ly quá trình sản xuất sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ phơi nhiễm với chì cho tất cả cơng nhân. Trên thực tế thì cách ly quy trình sản xuất khơng thể giảm phơi nhiễm cho tất cả mà chỉ có thể giảm phơi nhiễm cho một số công nhân.

Lắp đặt hệ thống thơng gió cục bộ. Ơ nhiễm chì từ quy trình sản xuất có

Sửa đổi quy trình. Đơi khi có thể thay đổi quy trình để giảm lượng khói

hoặc bụi chì tạo ra. Ví dụ, phương pháp làm việc “ướt” có thể làm giảm lượng bụi chì.

Biện pháp kiểm sốt hành chính bao gồm huấn luyện – đào tạo, giữ

gìn vệ sinh nơi làm việc, sử dụng đúng cách thiết bị rửa, làm vệ sinh nơi ăn uống ở nơi làm việc, quy trình sản xuất an tồn, bảo trì thiết bị, lịch làm việc và thực hiện chương trình bảo vệ sức khỏe.

Huấn luyện, đào tạo: Những cơng nhân có nguy cơ phơi nhiễm với chì cần phải được đào tạo về sự nguy hiểm của chì, nguồn phơi nhiễm, đường thâm nhập của chì vào cơ thể và những tác động bất lợi của chì đến sức khỏe. Người lao động biết làm việc đúng cách và sử dụng biện pháp kỹ thuật để hạn chế phơi nhiễm; tuân thủ Nội quy an toàn sản xuất; Sử dụng, bảo trì đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân và quần áo; thực hiện vệ sinh cá nhân và quy trình khử bẩn; Mục đích và ý nghĩa của việc giám sát bụi chì trong khu vực làm việc. Cơng nhân có quyền được biết nồng độ chì tại nơi làm việc.

Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.

-Chủ sử dụng lao động cần phải đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ và khơng có bụi chì. Bề mặt làm việc cần được làm vệ sinh sạch sẽ bằng nước, khăn ướt và máy hút bụi có phin lọc. Bề mặt làm việc cần phải được giữ ẩm để tránh bụi phát tán vào khơng khí và để tránh ơ nhiễm các vùng làm việc khác.

Vòi tắm hoa sen và phòng thay quần áo

-Cơ sở sản xuất cần phải được trang bị phòng rửa, vòi hoa sen và phòng thay quần áo để những cơng nhân tiếp xúc với chì có thể rửa mặt mũi, chân tay trước khi nghỉ giải lao và tắm rửa khi kết thúc ngày làm việc.

Phòng ăn

-Phòng ăn cần phải được bố trí cách ly với khu vực làm việc. Trước khi ăn, người lao động phải thay quần áo bẩn. Phịng ăn uống nên bố trí gần với phịng rửa và phòng thay đồ để sau khi tắm rửa và thay quần áo, người lao

động không phải đi xa để lấy đồ ăn, uống.

Quy trình làm việc an tồn

-Chủ sử dụng lao động cần xây dựng và thực hiện quy trình làm việc an tồn cho các hoạt động mà người lao động có hoặc khơng tiếp xúc với chì.

Bảo trì thiết bị

-Chủ sử dụng lao động và công nhân cần phải cùng nhau làm việc để chắc chắn là các thiết bị làm việc tốt, đặc biệt là hệ thống thơng gió. Cơng nhân cần phải báo cáo ngay lập tức nếu máy móc bị hỏng hóc để kịp thời sửa chữa.

Lịch làm việc

-Số giờ làm việc mà người cơng nhân tiếp xúc với chì có thể giảm bằng cách chuyển đổi công việc và luân chuyển theo các cơng việc khác nhau.

Chương trình bảo vệ sức khỏe

-Tại khu vực làm việc mà người cơng nhân có tiếp xúc với mức chì nguy hiểm, người chủ sử dụng lao động cần phải có chương trình chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân

-Khi các biện pháp kỹ thuật không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả, người sử dụng lao động phải cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân cho công nhân và người công nhân phải được tập huấn về cách sử dụng đúng cách các thiết bị bảo hộ được cung cấp.

-Phải kiểm tra khả năng bảo vệ của các thiết bị cho công nhân. Quần áo bảo hộ cần phải được giặt riêng, không mang quần áo làm việc và giày dép về nhà.

Vệ sinh cá nhân

-Thay quần áo bảo hộ trước khi nghỉ giải lao, tắm rửa sạch sẽ trước khi ăn, uống, hút thuốc

- Bàn tay cần phải được rửa sạch sau khi tiếp xúc với quần áo, găng tay bẩn.

-Sau ca làm việc, công nhân cần phải thay toàn bộ quần áo, giày dép và tắm rửa trước khi mặc quần áo sạch để về nhà. Điều này giúp làm giảm nhiễm bẩn các phương tiện đi lại và môi trường nơi ở.

1.6.1.2. Dự phịng phơi nhiễm chì ở cộng đồng

Truyền thơng giáo dục là biện pháp đầu tiên để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các con đường xâm nhập vào cơ thể, tác hại của nhiễm độc chì nhất là đối với trẻ em, từ đó mọi người đưa ra biện pháp phịng chống cho chính mình, người thân và cộng đồng.

Làm giảm nồng độ chì trong các sản phẩm công nghiệp, kiểm tra và bảo vệ môi trường, xét nghiệm sàng lọc tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao. Đặc biệt, khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế tin cậy để khám và điều trị, hết sức tránh dùng các loại thuốc y học dân tộc nguồn gốc không rõ ràng. Nếu có dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ cần tới trung tâm chống độc để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

1.6.1.3. Dự phịng nhiễm độc chì bằng sản phẩm bảo vệ sức khỏe pectin

Pectin có cơng hiệu cao trong các trường hợp ngộ độc chì nghề nghiệp. Ở những nơi sản xuất mà người lao động có nguy cơ tiếp xúc với chì thì chế độ ăn điều trị, dự phịng giàu pectin có tác dụng tốt [8]. Do vậy, một trong những biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc chì là sử dụng pectin và các sản phẩm pectin đã được nhiều nước trên thế giới khuyến cáo sử dụng đối với những người lao động tiếp xúc với chì. Ở Liên bang Nga hiện nay, Bộ Lao động và phát triển xã hội đã ban hành chính sách cung cấp pectin và các sản phẩm làm giàu pectin cho những công nhân tiếp xúc với các hợp chất chì vơ cơ trong Quyết định số 13 ngày 31/3/2003[147].

Trong ruột, pectin có thể chuyển hóa thành axit poligalacturonic. Axit này có khả năng liên kết với kim loại nặng và các chất phóng xạ để tạo thành các hợp chất khơng hịa tan. Các hợp chất này không hấp thu được qua niêm mạc của đường tiêu hóa, mà đào thải ra ngoài qua phân. Tác dụng bảo vệ của

pectin cũng được giải thích thêm là do khả năng cùng với các chất xơ khác trong thức ăn làm tăng nhu động ruột, từ đó làm cho các độc tố được đào thải ra ngoài nhanh hơn [147].

Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy khi gây độc chuột bằng axetat chì thì sau 28 ngày, nồng độ chì trong phân là 68,9±6,2 µ/kg phân khơ. Ở nhóm chuột bị gây độc bằng axetat chì và sử dụng cùng với pectin este hóa cao (High esterified pectin) thì lượng chì đào thải qua phân là 79,5±5,6µg/g phân khơ. Ở nhóm chột bị gây độc bằng axetat chì và sử dụng pectin este hóa thấp (Low esterified pectin) thì lượng chì đào thải qua phân là 98,2±6,2 µg/g phân khơ [15]. Nghiên cứu của Zheng Y. Z. (2008) trên 7 trẻ em có nồng độ chì máu >20µg/dL cho thấy, sau khi sử dụng pectin cam/bưởi với liều 15g/ngày nồng độ chì trong huyết tương của trẻ giảm đáng kể (p<0,01, trung bình giảm 61%), lượng chì đào thải qua nước tiểu 24 giờ tăng 32% (p<0,001) [145]. Nghiên cứu của Issac Eliaz (2006) trên 8 người lớn cho thấy khi sử dụng 15g pectin cam trong 5 ngày và 20 g vào ngày thứ 6 thì lượng chì đào thải qua nước tiểu tăng mạnh (560%, p<0,01) [54]. Một nghiên cứu khác tiến hành ở Kiev (Ucraina) cho thấy, khi sử dụng sản phẩm Medetopect chứa pectin táo thấp phân tử với liều lượng 3 viên nén (550 mg/viên) x 3 lần/ngày từ ngày 1đến ngày thứ 3, 7 viên nén x 3 lần/ngày từ ngày 4-6 và 10 viênx 3 lần /ngày từ ngày thứ 7 thì nồng độ chì máu được xét nghiệm vào ngày thứ 21 giảm 23% (từ 48µg/dL xuống cịn 37µg/dL) [90].

1.6.1.4. Một số nghiên cứu về hiệu quả phịng chống nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em

Theo như các báo cáo trường hợp của Tsan Yang và các cộng sự, khi kiểm tra sức khỏe tháng 10 năm 1992, một thợ hàn 44 tuổi của nhà máy đóng tàu được phát hiện có mức chì máu là 54,1 µg/dL. Cơng nhân này đã được nhà máy chuyển làm cơng việc khác. Năm 1993, mức chì máu kiểm tra được cho ông ta là 36,7 µg/dL vào tháng 3 và 32,0 µg/dL vào tháng 4. Sau sáu

tháng thuyên chuyển công việc, ông ta trở lại công việc ban đầu. Năm 2002, họ thu thập 2 mẫu máu từ người công nhân trên vào tháng 5 và tháng 10 để phân tích. Kết quả tương ứng là 30,4 µg/dL và 31,6 µg/dL. Trong khi đó tại cuộc khảo sát tiến hành tại cùng một nhà máy đóng tàu năm 1992, hai cơng nhân hàn khác (trường hợp 2 và trường hợp 3) với BLL cao hơn 40 µg/dL. Phải mất hơn 4 năm để làm cho mức chì máu hạ xuống dưới 40 µg/dL. Tuy nhiên, sau khi nồng độ chì máu giảm xuống dưới 40 µg/dL, trong 10 năm quan sát kéo dài cho thấy mức giảm chững lại và dừng hẳn ở cả ba trường hợp trên [123].

Nghiên cứu của Robert và cộng sự trên 579 bệnh nhân cho thấy để mức chì máu từ 25 - 29, 20 - 24, 15 - 19, và 10 - 14 µg/dL giảm xuống dưới 10 µg/dL thì cần thời gian tương ứng là 24,0 - 20,9 - 14,3 và 9,2 tháng. Mối quan hệ tuyến tính giữa mức chì máu cực đại và thời gian giảm mức chì máu xuống dưới 10 µg/dL có thể được mơ tả bởi phương trình sau:

Số tháng = 0,845 x lượng chì cực đại [142].

Nghiên cứu của Niemuth cộng sự trên trẻ em được can thiệp (xử lý chất thải sơn, kiểm soát tạm thời và giáo dục sức khỏe) thì sau 1 năm chì máu đã giảm được 25%. Sử dụng một nhóm chứng, họ ước tính rằng trong 25% lượng chì giảm có 9% là do các yếu tố khác khơng do can thiệp (như độ tuổi, thay đổi hành vi, biến đổi theo mùa…) và còn lại 16% là kết quả của sự can thiệp trực tiếp [77]. Nghiên cứu khác trên 2 nhóm trẻ có mức chì máu trong khoảng 20 - 24 µg/dL đã cho thấy chì máu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 6 tháng. Nhóm trẻ có người chăm sóc được giáo dục sức khỏe 1 giờ tại nhà thì chì máu giảm 21% (4,2 µg/dL) trong khi nhóm chứng chỉ giảm 6% (1,2 µg/dL) [103].

Taha và cộng sự đã nghiên cứu một nhóm trẻ có mức chì máu trong khoảng 25-44 µg/dL. Sau 6 tháng can thiệp (nhà được xử lý với chi phí thấp dưới dạng cạo ướt, sơn lại và bọc cửa sổ), mức chì máu giảm trung bình 6

µg/dL (22%) so với lượng giảm khơng đáng kể ở nhóm chứng 0,25 µg/dL (0,38%) [121]. Một nghiên cứu khác của Galke cùng cộng sự đã đánh giá mức chì máu của trẻ em sau một chương trình kiểm sốt nguy cơ của chì tại nhà riêng và thấy rằng sau một năm can thiệp, mức chì máu giảm được 26% [41].

Theo nghiên cứu tại Rhode Island của Lynn R.W. (2003), sau khi can thiệp làm giảm tiếp xúc, lượng chì máu trung bình giảm từ 26,1µg/dL xuống cịn 22,7; 21,3; 20,5; 19,4; 19,4; 18,9 µg/dL trong khoảng tương ứng với 30 - 60, 60 - 90, 90 - 120,120 -150, 150 - 180 ngày. Mức chì máu trung bình theo độ tuổi của trẻ giảm từ 26,6 cịn 11,7 µg/dL (0-1tuổi), 24,4 cịn 18,5 µg/dL (1- 2 tuổi), 25,9 cịn 19,8 µg/dL (2-3 tuổi), 25,1 cịn 20.9µg/dL (3-4 tuổi), 25,2 cịn 20,4 (4-5 tuổi), 22,7 cịn 16,2 µg/dL (5-6 tuổi) trong 150 – 180 ngày tham chiếu [94].

Xianchen và cộng sự đã nghiên cứu 741 trẻ em có mức chì máu từ 20 - 44 µg/dL và chia ngẫu nhiên các trẻ này vào nhóm thải chì và nhóm placebo. Kết quả cho thấy nồng độ chì máu trung bình là 26,2 µg/dL lúc ban đầu, 20,2 µg/dL ở tháng thứ 6 và 12,2 µg/dL tại tháng thứ 36. Nồng độ chì máu giảm trung bình 6,0 µg/dL sau 6 tháng, giảm 14,1 µg/dL sau 36 tháng, giảm 8,0 µg/dL từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 36. Ở nhóm sử dụng succimer, lượng chì máu giảm nhanh hơn trong 6 tháng đầu tiên so với nhóm chứng, nhưng lượng chì máu trung bình là gần giống nhau tại thời điểm 36 tháng sau [142].

1.6.2. Điều trị nhiễm độc chì

Với ngộ độc chì cấp, cần rửa dạ dày sớm với dung dịch natrisulfat hoặc magie sulfat 3%. Về điều trị hỗ trợ, trong trường hợp có tổn thương thần kinh như phù não cần chú ý các biện pháp làm giảm áp lực nội sọ bằng cách dùng manitol, tăng thơng khí.

Với trẻ em có nồng độ chì trong máu cao nhưng khơng có triệu chứng, Trung tâm dự phịng và kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo ưu tiên

chỉ dùng chất gắp chì đường tĩnh mạch khi nồng độ chì máu trên 45 µg/dL. Với ngộ độc chì mãn tính, trước hết cần tìm nguồn tiếp xúc để loại bỏ nguồn gốc và nguy cơ. Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm trước khi dùng chất gắp: nồng độ chì trong máu, protoporphyrin, điện giải đồ máu, công thức máu, chức năng gan-thận, định lượng acid delta aminolevulinic nước tiểu, làm test gây tăng chì niệu.

1.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm độc chì

1.2.1. Một số nguy cơ nhiễm độc chì nghề nghiệp

Phơi nhiễm nghề nghiệp với chì và các hợp chất vơ cơ của nó có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)