hẹp và ở phạm vi cấp huyện
Đánh giá khả năng sử dụng đất vùng dự án Easoup – Đắc Lắc để phân hạng sử dụng thích hợp đất đai hiện tại và t−ơng lai cho sản xuất lúa n−ớc thơng qua cải tạo thuỷ lợi trong vùng diện tích hơn 8 ngìn ha (Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Khang 1994) [45].
Nghiên cứu: Đánh giá đất đai phục vụ định h−ớng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng đồng bằng sông Hồng (Vũ Thị Bình, 1995) [5] là một trong những ứng dụng đầu tiên về ph−ơng pháp đánh giá đất của FAO cho đánh giá chi tiết ở phạm vi cấp huyện nhằm mục đích phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp. Kết quả đánh giá thích hợp hiện tại và t−ơng lai đ−ợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện Gia Lâm...
37 Nghiên cứu: “Đánh giá đất đai và h−ớng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn – Bắc Ninh” (Đỗ Nguyên Hải, 2001) [23]. Kết quả đánh giá đ−ợc dùng làm cơ sở qui hoạch và quản lí sử dụng đất bền vững cho địa bàn huyện Tiên Sơn cũng nh− những huyện khác nằm trong vùng chuyển tiếp có điều kiện đất đai t−ơng tự Tiên Sơn.
Có thể thấy rõ ở phạm vi lớn toàn quốc, các vùng sinh thái và phạm vi cấp tỉnh những nghiên cứu đánh giá đất đã có ý nghĩa lớn cho việc hoạch định các chiến l−ợc sử dụng, quản lí đất cũng nh− những định h−ớng cho việc sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên, những nghiên cứu đánh giá chi tiết ở phạm vi cấp huyện nhằm tìm ra những giải pháp sử dụng đất hợp lý và bền vững còn bị hạn chế bởi những điểm sau:
- Những đánh giá đất thích hợp của FAO ở mức chi tiết ở phạm vi cấp huyện mới chủ yếu tập trung áp dụng cho đánh giá về các điều kiện tự nhiên đất đai để phục vụ cho quy hoạch và xây dựng các dự án.
- Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá (các đặc tính, tính chất đất đai) nhằm so sánh giữa khả năng thích hợp của các đơn vị đất trong vùng nghiên cứu cụ thể với yêu cầu của các loại hình sử dụng đơi khi cịn ch−a phù hợp đối với phạm vi đánh giá chi tiết.
- Các đánh giá cịn thiếu những phân tích sâu về các điều kiện kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu nhằm đáp ứng đ−ợc với điều kiện thực tiễn của sản xuất và khả năng áp dụng các kết quả đánh giá.
- H−ớng phân tích sử dụng bền vững trong các đánh giá ở cấp huyện dựa trên cơ sở mối quan hệ: tiềm năng đất đai – khả năng sử dụng và vấn đề duy trì độ phì đất và mơi tr−ờng cịn ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức để đảm bảo khả năng sử dụng đất bền vững trong sản xuất.
Trong giai đoạn hiện nay, các nông hộ là những đơn vị sản xuất độc lập và sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo cơ chế thị tr−ờng, do đó để có định h−ớng đúng cho việc quản lý sử dụng đất đai đòi hỏi đánh giá phải tiếp cận ở
38 phạm vi vùng chuyên canh hẹp và phạm vi cấp huyện là những địa bàn rất gần gũi với điều kiện thực tiễn của sản xuất. (Đỗ Nguyên Hải) [23].