III. Vận dụng GDMN HQ vào GDMN Việt Nam.
1. Về mơ hình giáo dụ cở New Zealand
New Zealand có nhiều mơ hình GDMN (Early Childhood Education). Mơ hình do giáo viên là người hướng dẫn (teacher-led services) bao gồm nhà trẻ, trung tâm giáo dục và chăm sóc, giáo dục và chăm sóc dịch vụ tại nhà. Mơ hình do phụ huynh đảm trách (parent-led services) bao gồm khu vui chơi (playcentres, playground), Kōhanga Reo (Xem bảng 1). Mặc dù có rất nhiều loại hình cung cấp dịch vụ GDMN, nhưng tất cả các mơ hình ấy đều áp dụng một chương trình quốc gia được gọi là Te Whāriki. Các nghiên cứu trên thế giới về GDMN ở New Zealand đều tập trung vào chương trình giảng dạy này. Những đặc điểm quan trọng nhất của nó dựa trên những lý tưởng bao gồm bốn nguyên tắc và năm phương diện. "Te Whāriki," có
nghĩa là "mat" (tấm chiếu, tấm thảm chùi chân) trong Māori, một trong những ngơn ngữ chính thức của New Zealand, coi chương trình giảng dạy là "một tấm thảm phù hợp cho mọi trẻ em" và được sử dụng rộng rãi ở New Zealand với những triết lý giáo dục đa dạng và đề cao văn hóa bản địa. Ngày nay, Te Whāriki đang được biết đến và nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Thụy Điển, Na-uy, Nhật Bản [3]. Trong bài viết này, chúng tôi xin được phép giới thiệu về tổng quan mơ hình GDMN ở New Zealand và lịch sử hình thành, các đặc điểm của Te Whāriki cũng như cách nhìn nhận đánh giá của các nhà giáo dục trong và ngoài New Zealand về chương trình này.
Bảng 1: Các mơ hình GDMN ở New Zealand
Giáo viên hướng dẫn Các trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ
Thông thường, các trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ được gọi là các Daycare hoặc Preschool. Các trường theo phương pháp Montessori và Rudolph Steiner centres cũng thuộc loại hình này. Một nửa giáo viên ở đây phải có bằng về giảng dạy. Các dịch vụ giáo dục ở đây phải trả phí.
Trường mầm non/Vườn trẻ (Kindergarten)
Thơng thường, mơ hình này được gọi là trường mầm non bán công. Để được dạy ở đây, các giáo viên được yêu cầu phải có bằng cấp. Nếu phụ huynh muốn gửi con trong thời gian dài hơn 20 giờ (được bảo trợ bởi chính phủ New Zealand) thì sẽ phải trả thêm phí nhưng sẽ thấp hơn so với các trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ đề cập ở mục trước.
Dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà
Mơ hình giáo dục tại gia này dành cho những nhóm trẻ nhỏ tại các gia đình. Dịch vụ này được đảm nhiệm bởi các giáo viên đã được chứng nhận là có đủ bằng cấp người sẽ giám sát quá trình giáo dục và đảm bảo các yếu tố an toàn cho trẻ. Dịch vụ này thường phải trả phí.
Phụ huynh
đảm nhiệm
Trung tâm vui chơi (Playcentre)
Trung tâm vui chơi giống như một trường mầm non nhưng đươc quản lí bởi phụ huynh. Chi phí hoặc những khoản đóng góp thấp hơn so với mơ hình nhà trường do giáo viên đảm nhiệm..
Kōhanga Reo* Dịch vụ này dành cho trẻ em và cha mẹ để xây dựng
thường tự nguyện đóng góp thức ăn và chi phí để duy trì hoạt động.
Sân chơi trẻ em (Playgroups)
Các sân chơi này cung cấp không gian cho trẻ chơi tới 4 giờ mỗi ngày. Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ thường đi cùng với trẻ. Phần lớn những sân chơi này thường được đặt ở những công viên, gần nhà thờ…
Kōhungahunga
Một loại của sân chơi (playground) giúp trẻ học ngơn ngữ và văn hóa Maori. Ngơn ngữ được sử dụng phụ thuộc vào địa bàn trẻ sinh sống, có thể là tiếng Anh và tiếng Maori hoặc chỉ tiếng Maori.
Nhóm GDMN của các quần đảo Thái Bình
Dương (Pacific Island Early Childhood Groups_
Loại hình sân chơi này giúp học ngơn ngữ và văn hóa của cư dân vùng Thái Bình Dương (ví dụ Samoa, Tonga, Cook Islands, Tuvalu and Fiji). Ngơn ngữ giảng dạy có thể là tiếng Anh và tiếng bản địa hoặc chỉ tiếng bản địa.
Những loại hình khác Trường học phối hợp (Correspondence School_
Mơ hình này là một lựa chọn cho những trẻ em sống xa các trung tâm chăm sóc và giáo trẻ hoặc những trẻ có vấn đề về sức khỏe. Các giáo viên ở trường học phối hợp này sẽ hỗ trợ cha mẹ trong việc tiến hành các hoạt động giáo dục. Các học liệu như sách, đồ chơi giáo dục có thể được mượn về nhà để sử dụng trong các hoạt động với trẻ.
Giáo dục đặc biệt (Special Education)
Đây là một dịch vụ phụ thêm cho những trẻ em với nhu cầu đặc biệt cho đến khi trẻ đến trường. Các hoạt động giáo dục được thiết kế theo nhu cầu và đặc điểm của từng trẻ.
(Thông tin này được lấy từ trang web của Bộ giáo dục New Zealand.) - Trẻ em khơng chỉ tham gia vào một mơ hình mà có thể tham gia nhiều mơ hình giáo dục khác nhau.
- Học phí ở từng mơ hình là khác nhau. Mỗi trẻ em từ 3 tuổi trở lên đều nhận được 20 giờ học miễn phí một tuần. Đồng thời cũng sẽ có những trợ cấp riêng cho những gia đình có thu cập thấp.