Chương trình chung tại Singapore

Một phần của tài liệu Foreign preschool systems and national preschool education system (Trang 25 - 28)

II. PHẦN NỘI DUNG

1. Chương trình chung tại Singapore

Thời gian Hệ Mầm non tại Singapore là 3 năm, dành cho trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Chương trình giảng dạy được chia làm 3 hệ:

1. My first Journey: Lớp Infant care. Học sinh từ độ tuổi 3 tháng đến 17 tháng tuổi.

2. Jump Start Years: Các lớp Playgroup 1, Playgroup 2. Học sinh từ độ tuổi 18 tháng đến trước 4 tuổi.

3. Bridging Years: Các lớp Nursery, Kindergarten 1, Kindergarten 2. Học sinh từ độ tuổi 4 tuổi đến 6 tuổi.

* Môi trường giáo dục mầm non giúp trẻ học cách ứng xử với những người xung quanh và chuẩn bị các kiến thức cho chương trình giáo dục Tiểu học. Tại Singapore hiện có hơn 200 trường dành cho giáo dục Hệ Mầm non.

“Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning Nation – TSLN) là Tầm nhìn chiến lược với vai trị định hướng đổi mới cho GD Singapore từ năm 1997. “Nhà trường tư duy” là mơ hình trường học – nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Cịn theo mơ hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới. Dưới tầm nhìn TSLN, nhiều sáng kiến đa dạng đã được thực hiện trên từng khía cạnh của hệ thống giáo dục. Năm 1997, chương trình “Giáo dục quốc gia” (National Education) bắt đầu được thực hiện với mục đích thắt chặt tinh thần dân tộc và củng cố niềm tin vào tương lai của người dân Singapore.

Chất lượng của giáo dục mẩm non phụ thuộc nhiều vào giáo viên và chương trình đào tạo mang lại. Đào tạo giáo viên trình độ chuyên mơn và cung cấp cơ hội địn bẩy để nâng cao tiêu chuẩn đào tạo và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên gia giáo dục mầm non tại Singapore. Các cấp đào tạo được lên kế hoạch để phục vụ cho các nhu cầu “ need” khác nhau của các giáo viên. Chúng bao gồm các khóa học để chuẩn bị cho việc lĩnh hội trong lĩnh vực này. Điều này sẽ đảm bảo rằng các chuyên gia giáo dục mầm non được trang bị tốt để cung cấp cho trẻ của chúng tôi với một môi trường học tập phong phú, nuôi dưỡng các kỹ năng xã hội và giá trị của họ, và chuẩn bị cho học tập suốt đời

Trong tháng Giêng năm 2001, các Ủy ban Công nhận Bằng cấp, chất lượng giáo dục mầm non (PQAC) được thành lập để giám sát các tiêu chuẩn và chất lượng đào tạo giáo viên mầm non cho các lĩnh vực chăm sóc cả hai trường mẫu giáo và trẻ em ở Singapore. Điều này được sự liên kết của Bộ Giáo dục (MOE), Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình (MSF)

* Mục tiêu của giáo dục là chuẩn bị cho trẻ có thể tự học suốt đời.Học để suy nghĩ và suy nghĩ để mà học.

* Những kết quả mong đợi của giáo dục Mầm non như biết được đâu là đúng, đâu là sai; sẵn sàng chia sẻ với người khác và bắt chờ đợi đến lượt; có khả năng quan hệ với người khác, tị mị và có khả năng khám phá, có khả năng nghe đúng và nói cho người khác hiểu, cảm thấy thoải mái và hạnh phúc với chính bản thân mình, có những khả năng sinh hoạt và khả năng phối hợp cơ thể, u q gia đình, bạn bè thầy cơ và trường học.

Khung chương trình chung tại Singapore nhằm giúp các bậc phụ huynh và giáo viên tạo nên một chương trình học có thể củng cố các khuynh hướng và kỹ năng của trẻ về các giá trị xã hội và đạo đức lành mạnh, những thói quen tốt trong làm việc và chơi với người khác, tự nhận thức tích cực về bản thân và tự tin, sự ham hiểu mạnh mẽ về mọi thứ xung quanh trẻ, khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, kiểm soát cơ thể và kỹ năng vận động, có thái độ tích cực đối với một lối sống lành mạnh, có thái độ tích cực và mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ.

* Các nguyên tắc giáo dục: “Giáo dục không phải là việc đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng một ngọn lửa”-William Butler Yeats-

Nguyên tắc 1: Sự phát triển và học tập toàn diện bao gồm biểu lộ thẩm mỹ và

sáng tạo; nhận thức về môi trường; ngôn ngữ và chữ viết; phát triển kỹ năng và vận động, số học; nhận thức về bản thân và xã hội.

Nguyên tắc 2: Học tập tích hợp. Nguyên tắc 3: Học tập tích cực.

Trẻ là những người học năng động. Người lớn cần: Chấp nhận sự lộn xộn, đảm bảo mơi trường an tồn cho trẻ, cho phép mắc lỗi.

Nguyên tắc 4: Hỗ trợ việc học

Người lớn là người giúp đỡ thú vị trong việc học, xây dựng sự tự tin thông qua thực hành và hiểu.

Nguyên tắc 5: học tập thông qua sự hợp tác: Nguyên tắc 6: học tập thông qua vui chơi.

Vận dụng nguyên tắc này vào trong thực tiễn đó là: Phải xuất phát từ trẻ, mang khơng khí học tâp tích cực, mơi trường học tập cần phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, các hoạt động phải được lên kế hoạch và xây dựng có mục đích, những nguồn tài nguyên cần được chọn lựa và thiết kế cẩn thận, sự phát triển của trẻ phải được quan sát và điều chỉnh.

Thứ nhất, tạo tinh thần trong lớp. Vai trị bầu khơng khí hỗ trợ cho việc học như nhiệt tình đi học, tự tin giao tiếp với bạn của mình và với giáo viên, sẵn sàng thử nghiệm bởi vì trẻ khơng sợ bị cho là đã làm sai, hợp tác và thực hiện những nhiệm vụ có mục đích và có ý nghĩa với chúng, xây dựng một môi trường ấm áp và hấp dẫn.

Các thành tố quan trọng để tạo bầu khơng khí mang tính hỗ trợ cho việc học như đánh giá cao trẻ, khuyết khích và hỗ trợ những nỗ lực của trẻ, trò chuyện với trẻ, khen ngợi thành công trẻ.

Thứ hai, chuẩn bị môi trường học tập. Thứ ba, lập kế hoạch chương trình giáo dục.

Thứ tư, định hướng cho trẻ thông qua các kinh nghiệm và hoạt động học tập. Thứ năm, lựa chọn thiết kế nguồn tư liệu.

Thứ sáu, quan sát và giám sát sự phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu Foreign preschool systems and national preschool education system (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)