III. Vận dụng GDMN HQ vào GDMN Việt Nam.
2. Về Te Whariki – chương trình GDMN quốc gia ở New Zealand 1 Lịch sử hình thành
2.2 Một số đặc trưng quan trọng của Te Whārik
Te Whāriki có nhiều đặc trưng độc đáo.
Thứ nhất, thuật ngữ "chương trình" (curriculum) được sử dụng trong Te
Whāriki có một ý nghĩa toàn diện hơn. “Thuật ngữ chương trình được sử dụng để miêu tả toàn bộ các trải nghiệm, sự kiện và hoạt động diễn ra trong môi trường học tập để thúc đẩy hứng thú học và năng lực cá nhân của trẻ em” [4].
Đây là chương trình giáo dục được áp dụng để dạy và hỗ trợ cho trẻ em New Zealand trong độ tuổi từ 0-5. Chương trình này khơng chỉ áp dụng ở mơ hình nhà trường mà còn đề cập đến sự tham gia tích cực của phụ huynh cũng như đưa ra những điều phụ huynh có thể làm cho con mình theo từng độ tuổi. Mối quan hệ chặt
chẽ giữa trẻ em với cộng đồng xã hội (community groups) xung quanh trẻ được thể hiện rất rõ trong chương trình. Cộng đồng xã hội ấy được định nghĩa bao gồm:
- Gia đình.
- Người chăm sóc, ni dạy trẻ. - Các tổ chức xã hội có liên quan.
Ý nghĩa toàn diện này có thể được nhìn thấy trong phần giới thiệu của Te Whāriki . Mục tiêu chương trình là nhằm phát huy những năng lực cá nhân và nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng khác nhau của trẻ: “chương trình đào tạo này được thành lập để xây dựng những công dân tương lai, những người có năng lực và và tự tin, khỏe mạnh trong tâm trí, cơ thể và tinh thần, biết hiểu và tôn trọng sự khác biệt của người khác, hiểu biết và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hóa và ngơn ngữ, và có thể đóng góp giá trị của mình cho xã hội.
Thứ hai, ý tưởng trung tâm xuất phát từ khái niệm "trao quyền” [4].
Cùng với điều này, tác giả công nhận rằng việc trao quyền cho trẻ em là vấn đề quan trọng nhất không chỉ đối với người Maori mà còn cho tất cả trẻ em trên khắp New Zealand. Do đó, bốn nguyên tắc (principles) và năm phương diện (strands) đã được quyết định. Bốn nguyên tắc là trao quyền (Empowerment), Phát triển toàn diện (Holistic Development), Gia đình và cộng đồng (Family and Community) và Mối quan hệ (Relationships) trong khi năm phương diện đó là Thể chất (Well-being), Quan hệ xã hội (Belonging), Đóng góp (Contribution), Ngơn ngữ giao tiếp (Communication) và Khám phá (Exploration). Các chi tiết được liệt kê trong bảng dưới đây.
Bảng 2. Four principles of Te Whāriki
Trao quyền (Empowerment)
Chương trình GDMN khuyến khích trẻ tự học và thể hiện bản thân
Phát triển tồn diện (Holistic
Development)
Chương trình GDMN phản ánh sự phát triển toàn diện của trẻ.
Gia đình và xã hội (Family and Community)
Thế giới rộng lớn của gia đình và xã hội được coi là một phần khơng thể tách rời của chương trình GDMN hướng tới.
Các mối quan hệ (Relationship)
Trẻ em học thông qua những mối quan hệ tương tác với con người, sự vật và các địa điểm.
Bảng 3. Five Strands of Te Whāriki
Thể chất (Well-being)
Sức khỏe và sự phát triển ổn định về thể trạng của trẻ được bảo đảm và tăng cường.
Quan hệ xã hội (Belonging)
Trẻ em và gia đình của trẻ cảm thấy mình là một phần của xã hội
Sự đóng góp (Contribution)
Cơ hội học tập là cơng bằng, và mỗi sự đóng góp của trẻ đều có giá trị.
Ngôn ngữ giao tiếp (Communication)
Ngôn ngữ và những biểu tượng của chúng cùng hiểu biết về các nền văn hóa được khuyến khích và gìn giữ.
Khám phá (Exploration)
Trẻ em học thông qua sự khám phá tích cực về mơi trường xung quanh mình.
Te Whāriki thiết lập các nguyên tắc và phương diện như một khn khổ trong đó trẻ em có thể học hỏi và phát triển trong một bối cảnh văn hóa xã hội đa dạng và hài hòa [4].
Thứ ba, các chương trình giảng dạy tơn trọng hoạt động đa dạng. Chương
trình khơng chứa các mục tiêu cụ thể cho từng độ tuổi và quy định nội dung giáo dục. Chương trình cũng tơn trọng các triết lý giáo dục khác nhau như học thuyết Montessori hay học thuyết của Rudolph Steiner và coi hoạt động chơi là chủ đạo. Trong thực tế, các nhà giáo dục, các cơ sở mầm non có thể sử dụng triết lý giáo dục của riêng mình và sử dụng Te Whāriki cùng một lúc. Trẻ em có nhu cầu đặc biệt cũng được quan tâm bởi Te Whāriki. Hơn nữa, Te Whāriki là một chương trình giảng dạy song ngữ và đa văn hóa. Chương trình giảng dạy bao gồm cả ngôn ngữ Māori và tiếng Anh.