II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG STEM DÀNH CHOTRẺ
2. CÁC QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN TRÊN THẾ GIỚ
2.1.Cách tiếp cận tích hợp
Cách tiếp cận này nhìn nhận sự phát triển của trẻ nhỏ mang tính tổng thể. Trẻ nhận thức, lĩnh hội tri thức trong môi trường tự nhiên - xã hội phong phú, đa dạng và nhiều mặt, mang tính tích hợp.
Việc học của trẻ được thực hiện tích hợp thơng qua các hoạt động đa dạng trong môi trường sống. Các hoạt động được tổ chức lồng ghép, tác động một cách đồng bộ đến các mặt phát triển của trẻ.
2.2.Cách tiếp cận phát triển (hay cách tiếp cận q trình
Có thể nói, đây là cách tiếp cận hiện đang được nhiều người và nhiều nước sử dụng. Theo giải thích của Kelly, cách tiếp cận này xem xét giáo dục là sự phát triển. Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người tức là phát triển một cách tối đa mọi tiềm năng tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho con người có khả năng làm chủ trong mọi tình huống. Người học trong cách tiếp cận này được xem như một chủ thể tham gia tích cực vào q trình hoạt động để nhận thức và phát triển. Theo cách tiếp cận này, người ta chú trọng vào việc dạy cách học hơn là chỉ hoàn toàn chú trọng truyền thụ nội dung kiến thức.Có thể nói rằng, theo cách tiếp cận phát triển và với quan điểm giáo dục là quá trình phát triển thì người lập chương trình chú trọng nhiều đến khía cạnh nhân văn của chương trình giáo dục mầm non. Có nghĩa là chú trọng đến nhu cầu, sở thích, khả năng của trẻ để chương trình có thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của trẻ.Trong cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên là gợi mở, hướng dẫn trẻ học cách học, tìm kiếm và thu thập thơng tin, gợi mở giải quyết vấn đề. Giáo viên luôn là người tạo cơ hội, tạo điều kiện để trẻ thực hành, trải nghiệm những kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào cuộc sống.
Từ chỗ phân tích ở trên, có thể nói ưu điểm của cách tiếp cận này là ở chỗ, nó chú trọng đến nhu cầu, sở thích, khả năng riêng của mỗi trẻ mà khơng mang tính áp đặt từ phía người lớn. Các hoạt động chú trọng phát triển sự hiểu biết, năng lực chung, chú trọng vào dạy trẻ cách học, học luôn đi đôi với hành, nội dung học được tổ chức dưới dạng các hoạt động và tạo cơ hội cho trẻ tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề hoặc các tình huống đặt ra. Đây chính là quan điểm giáo dục tiên tiến.
2.3.Vận dụng các quan điểm tiếp cận trong giáo dục mầm non tại các nước trên thế giới
Các quan điểm tiếp cận trên thế giới đều theo triết lí “ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và được thể hiện cụ thể như sau: