GIÁO DỤC SỚM VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤCMẦM NON

Một phần của tài liệu Foreign preschool systems and national preschool education system (Trang 133 - 134)

III. Vận dụng GDMN HQ vào GDMN Việt Nam.

B. LỚP HỌC M.MONTESSORI CÓ CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG SAU:

GIÁO DỤC SỚM VÀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤCMẦM NON

TS. Vũ Thị Nhân Khoa Sư phạm Ths. Hồ Đắc Thụy Thiên Thi HT Trường MN Hoa Hồng Tóm tắt

Giáo dục sớm trẻ em từ 0- 6 tuổi được các nhà khoa học của một số nước phát triển trên thế giới đã nghiên cứu, triển khai có hiệu quả từ những năm 70- 80 của thế kỷ XX. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Giáo dục sớm cho trẻ từ 0- 6 tuổi khẳng định vai trò, ý nghĩa; đặc biệt phải có chương trình, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ trong những năm đầu đời, kể cả giai đoạn thai nhi (thai giáo). Vận dụng, triển khai giáo dục sớm cho trẻ em Việt Nam từ 0- 6 tuổi có ý nghĩa chiến lược góp phần khai mở tiềm năng con người. Đó cũng chính là thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế của nước ta.

Từ khóa: Giáo dục sớm trẻ 0- 6 tuổi, tiềm năng, thai giáo, não phải, não trái.

Abstract: Early brain education for children from 0-6 has been researched and developed since the year 70s -80s of the 20th century. Rationale and practices of the early education have proved the significance to develop programs for brain education for children in the very first years of life, including prenatal education. Implementing the early brain education programs for children from 0-6 in Vietnam is a strategic way to develop our human potentials. This is also to perform our Party and Government’s policy to improving people's knowledge, training human resources, fostering talents in the cause of implementing industrialization and modernization of the international integration of our country.

Keywords:Early brain education for children from 0-6, potential, prenatal education,

right brain, left brain

MỞ ĐẦU

Với dân số gần 90 triệu người, Việt Nam hiện đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yếu tố nguồn nhân lực chính là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển của Quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà cung cấp nhân lực trong nước cũng như quốc tế, nguồn nhân lực của nước ta nhìn chung cịn yếu về trình độ chun mơn cũng như kỹ năng cơng việc.

Điều đó đa phần có nguyên nhân từ hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn chậm phát triển so với nhiều nước trên thế giới. Để góp phần cải cách giáo dục căn bản và toàn diện cần quan tâm đến đổi mới dạy và học từ Giáo dục mầm non.

Trong chiến lược kinh tế - xã hội 2011 – 2020, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…; Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi.

Đây là một định hướng chiến lược quan trọng của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Nếu chúng ta tổ chức thực hiện tốt nhất định sẽ nâng cao chất lượng nòi giống, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Hiện nay về quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non đã được bao phủ trên toàn quốc , số trẻ đến trường/lớp ngày một đông, năm sau nhiều hơn năm trước. Tuy vậy, vẫn còn khoảng hơn 4 triệu trẻ em trong độ tuổi này chưa được đến trường và chưa được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình. Đây là một thiệt thịi lớn khơng chỉ cho các cháu nhỏ mà còn là sự lãng phí tiềm năng vơ cùng to lớn cho các gia đình và cả đất nước.

Các cơng trình về giáo dục sớm trên thế giới đều cho rằng: Sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định tương lai của cả cuộc đời. Những năm đầu đời là giai

đoạn phát triển quan trọng nhất trong đời người, đặc biệt là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là

“Giai đoạn vàng”, “Cửa sổ của cơ hội” để bộ não phát triển và hoàn thiện. Đây cũng là

thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường sống và nội dung phương pháp giáo dục sớm. Trẻ mầm non là nhóm trẻ đặc biệt quan trọng, là nền tảng trong chiến lược phát triển con người. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc và giáo dục có chất lượng cao cho trẻ mầm non là nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo cơng bằng xã hội, nâng cao chất lượng nịi giống, nguồn nhân lực tương lai của đất nước [1].

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Foreign preschool systems and national preschool education system (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)