Đánh giá chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 48 - 50)

V. Nội dung chính của luận văn

2.3.4Đánh giá chung

a, Vốn đầu tư xây dựng nước sinh hoạt

Nguồn được xây dựng theo hai nguồn vốn chính: Ngân sách nhà nước và nhân dân đĩng gĩp.

Nguồn vốn ngân sách bao gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn do dân đĩng gĩp bao gồm vốn tự cĩ của dân và vốn vay tín dụng ưu đãi. Nhân dân cĩ thể đĩng gĩp bằng nhiều hình thức khác nhau: Tiền, vật tư hoặc nhân cơng cho các hạng mục thi cơng đơn giản: Đào, đắp, san mặt bằng, vận chuyển vật liệu.

Với mỗi cơng trình xây dựng nguồn vốn nhà nước tỷ lệ đầu tư vốn là khác nhau. Hiện tại theo điều tra tỷ lệ gĩp vốn nhiều nhất là vốn do Trung ương và chính quyền địa phương đầu tư, sau đĩ là do dân tự làm. Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay tỷ lệ gĩp vốn là: Ngân sách nhà nước 80% và dân đĩng gĩp là 20%

b, Loại nước và phương thức sử dụng nước

+ Vùng núi chủ yếu là sử dụng các nguồn nước ngầm tầng nơng với hình thức khai thác kiểu giếng đào và nước mặt từ các sơng, suối, khe. Phương thức dùng nước ở các xã miền núi chủ yếu là sử dụng trực tiếp bằng cách múc bằng gầu, gùi, gánh và dẫn nước qua mương máng, đường ống tre, nứa đổ vào chum, vại (trừ các cơng trình cấp nước tự chảy).

+ Vùng trung du chủ yếu sử dụng nước ngầm tầng nơng, phương thức chủ yếu là giếng khơi, một số nơi sử dụng nước giếng khoan nhưng tỷ lệ rất ít. Nước thường dùng trực tiếp vì chất lượng nước giếng khơi cũng như giếng khoan ở vùng trung du rất tốt.

+ Vùng đồng bằng chủ yếu là dùng nước ngầm vì vùng này nước ngầm khá phong phú, đặc biệt là vào khơ. Phương thức lấy nước cũng là từ các giếng khơi hoặc giếng khoan. Nước thường là phải qua xử lý sơ bộ rồi mới dùng.

c, Khối lượng và chất lượng nước

Về khối lượng nước thì về mùa mưa thì khơng thiếu nhưng về mùa khơ thì nhiều xã thiếu nước trầm trọng.

Chất lượng nước phần lớn là các chỉ tiêu về vi sinh thì chỉ cĩ 35% đạt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng phân tích kỹ hơn về từng tiêu chuẩn cho thấy các mẫu theo tiêu chuẩn hĩa học đạt cao hơn so với các mẫu vi sinh. Vì số mẫu thí nghiệm cịn hạn chế và chưa đại diện được cho cả vùng về khơng gian cũng như thời gian (vị trí và thời điểm lấy mẫu) nên chỉ dùng kết quả phân tích chất lượng nước để

đánh giá chung cho cả huyện sẽ chưa thật hợp lý mà cịn phải thêm nhận xét về mặt định tính và thực tế sử dụng nước của nhân dân trong huyện.

Thực tế cho thấy phần lớn các mẫu nước giếng khơi và giếng khoan đều đạt chỉ tiêu về hĩa học. Tiêu chuẩn vi sinh đạt thấp hơn là do một số nguồn nước bị ơ nhiễm bởi nước mặt ngấm xuống theo nước mưa. Với các mẫu khơng đạt tiêu chuẩn vi sinh mà tiêu chuẩn hĩa học lại đạt thì khuyến cáo người dân khi dùng nước phải đun sơi, nấu kỹ cĩ như vậy mới tăng tỷ lệ nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Trên quan điểm đĩ, kết hợp với các tài liệu điều tra thì tơi đánh giá hiện trạng dùng nước sinh hoạt của huyện ở mức “ tương đối sạch” do đĩ cần thiết phải cĩ kế hoạch đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước sạch nhằm nâng cao đời sống và sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt huyện hòa an tỉnh cao bằng (Trang 48 - 50)