Các nhân tố tác động đến việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 38)

1.1. Tổng quan lý luận về công ăn việc làm và giải pháp tạo việc làm cho

1.1.3. Các nhân tố tác động đến việc làm cho lao động nông thôn

Tạo việc làm là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để đảm bảo cho việc làm và duy trì việc làm. Tạo việc làm liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước. Vì vậy, tạo việc làm nói chung và tạo việc làm cho lao

động nơng thơn nói riêng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

1.1.3.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến q trình tạo ra tư liệu sản xuất

Tài nguyên thiên nhiên: Để tạo việc làm phải có tư liệu sản xuất tức là phải có

đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động của sản xuất nơng

nghiệp là những nhân tố có tính chất tự nhiên, sẵn có đó là tài nguyên thiên nhiên mà trước hết là đất đai, rừng biển. Tài nguyên thiên nhiên vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Vì thế, nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá

trình sản xuất và là cơ sở quan trọng đầu tiên để tạo việc làm cho người lao động.

Nếu một quốc gia, một địa phương ở vào vị trí địa lý thuận lợi có đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tài ngun khống sản phong phú thì chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện

thuận lợi hơn trong tạo việc làm cho người lao động. Ngược lại, người lao động

sống ở những nơi bất lợi như khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, vùng núi, hải đảọ..thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm và tạo việc làm tại chỗ.

-Vốn và Khoa học -công nghệ: Vốn làm tăng thêm đầu vào và tăng thêm đầu ra của q trình sản xuất do đó làm tăng thêm việc làm và tăng thu nhập. Theo tổng kết của các nhà kinh tế, các yếu tố làm tăng thu nhập khoảng 1/2 ở các nước phát

triển và khoảng 1/4 đến 1/3 ở các nước đang phát triển là do các yếu tố vật chất tăng lên. Vốn là tiền đề để đồng thời đạt được 3 mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là tăng trưởng, việc làm đầy đủ và phân phối công bằng hợp lý. Muốn có việc làm đầy đủ thì nền kinh tế phải tăng trưởng. Nền kinh tế tăng trưởng phải có đầu tư. Sự phát

triển của khoa học -công nghệ sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế mới, do đó nó sẽ tạo mở thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Nếu tăng vốn đầu tư vào phát triển các ngành sử dụng công nghệ thấp sẽ làm gia tăng việc làm, nhưng đó chỉ là việc làm giản đơn, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp. Ngược lại, nếu tăng vốn vào những ngành sử dụng công nghệ cao thì việc làm sẽ giảm nhưng lại là những việc làm có năng suất lao động cao, thu nhập caọ Như

vậy, việc tăng hay giảm đầu tư vào phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng

công nghệ cao, trung bình hay thấp thì đều có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho

người lao động. Đối với lao động nơng nghiệp, nơng thơn thì mức độ ảnh hưởng đó càng mạnh hơn. Nếu tăng vốn đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ thấp thì cơ hội tạo việc làm cho lao động ở nông thôn sẽ tăng lên và ngược lạị Điều này cịn tuỳ thuộc vào chiến lược và chính sách của Nhà nước.

1.1.3.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động

- Dân số và lao động: Dân số là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho xã hộị Do vậy, quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số có ảnh hưởng trực tiếp

đến quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Khi quy mô dân số lớn, tốc độ

tăng trưởng dân số nhanh thì quy mơ và tốc độ tăng nguồn nhân lực sẽ lớn và do đó nhu cầu tạo việc làm sẽ rất lớn và ngược lạị Chất lượng dân số cao, khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của người lao động tốt thì khả năng tạo việc

làm sẽ thuận lợị Ngược lại, chất lượng dân số thấp, chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ gây khó khăn cho việc lĩnh hội tri thức và do đó sẽ khó khăn trong tạo việc làm. Hàng năm nước ta có khoảng hơn 1 triệu lao động mới được bổ sung có nhu cầu tạo việc làm. Chất lượng dân số nước ta thấp nên chất lượng lao động không cao nhất là với lao động nơng nghiệp, nơng thơn. Q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố đang

diễn ra mạnh mẽ thì đội ngũ lao động chất lượng thấp này khơng kịp thích ứng, và

đã trở thành sức ép rất lớn về vấn đề tạo việc làm.

Việc khống chế mức gia tăng dân số, giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng có nghĩa là có sự đầu tư cao hơn vào các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ xã hội sẽ giảm áp lực đối với tạo việc làm.

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị cũng gây ra nhiều áp lực lớn đối với tạo việc làm. Khoảng cách chênh lệch lớn về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân gây nên sự di chuyển nàỵ Nhất là trong q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố thì dịng di cư này càng mạnh hơn. Để có thể thu hút hết số

lao động này phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Đồng thời có chiến lược chính sách phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn đặc biệt là kinh tế nông thôn, nâng cao điều kiện sống cho cư dân nông thôn.

- Giáo dục và đào tạo: Giáo dục - đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động và do đó nó có ảnh hưởng đến việc làm và tạo việc làm. Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đờị Giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo ra một lực lượng lao

động có trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức

và tác phong làm việc tốt, có cơ cấu theo trình độ và ngành nghề phù hợp với cầu về lao động điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tạo việc làm. Ngược lại, khi người lao động không được giáo dục - đào tạo, không được trang bị những kiến thức và kỹ

năng làm việc phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động thì sẽ gây khó khăn cho vấn đề tạo việc làm. Nước ta hiện nay giáo dục đào tạo cịn nặng về lý thuyết, sinh viên ít được thực hành trong quá trình học tập. Về cơ cấu đào tạo có nhiều bất hợp lý so với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng lao động của Việt Nam thấp còn được thể hiện trong những cuộc tuyển dụng tại các hội chợ việc làm được tổ

chức thường xuyên trong vài năm gần đây và kết quả cho thấy tỷ lệ người tìm việc

đạt yêu cầu tuyển dụng còn rất thấp, trong khi cả số người cần tìm việc làm và số

chỗ làm việc cần người đều caọ Với lao động nông thôn như đã trình bày ở phần trên thì chất lượng thấp hơn nhiều so với lao động ở khu vực thành thị. Phần đơng lao động nơng thơn trình độ học vấn thấp, khơng được đào tạo nghề, vì thế tạo việc làm cho họ có nhiều khó khăn. Nếu người lao động nông nghiệp, nơng thơn nói

riêng và lao động trong các ngành nói chung không được đào tạo và đào tạo lại đáp

ứng u cầu mới thì tự họ sẽ mất cơng ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất

khó khăn, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là khó tránh khỏị

- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ: Sức khoẻ có tác động lớn tới chất lượng lao

động cả hiện tại và tương lai do đó có ảnh hưởng đến việc làm và tạo việc làm. Sức

khoẻ của người lao động thường được đánh giá ở thể lực (chiều cao, cân nặng). Một nền y tế tốt thường xuyên chăm lo đến sức khoẻ cộng đồng sẽ tạo ra một lực lượng lao động khoẻ mạnh. Điều này sẽ thuận lợi trong tạo việc làm. Với lao động ở khu vực nông thôn, thu nhập của người nông dân thấp, do mạng lưới y tế còn hạn chế kém phát triển nên việc chăm lo tới sức khoẻ của lực lượng lao động này cịn rất

hạn chế. Khi trình độ của họ đã thấp cộng với sức khoẻ yếu kém thì sẽ ảnh hưởng

đến tạo việc làm.

1.1.3.3. Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế chính sách

Các nước đang phát triển phần lớn là các nước có xuất phát điểm thấp (nghèo, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật thấp....) đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn. Do đó, nếu người nông dân tự tạo việc làm cho mình là điều rất khó

khăn. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước cũng như cộng đồng. Chính sách vĩ mơ của Nhà nước, nhóm nhân tố này có tác động rất quan trọng trong

tạo việc làm cho lao động nông thơn. Các nhóm chính sách tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động nông thôn như là; chính sách phát triển

nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn; chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách đất đai

(giao đất dài hạn, khốn); chính sách thuế; chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Nhóm chính sách phát triển những lĩnh vực, những ngành mà có khả năng thu hút

được nhiều lao động trong cơ chế thị trường như: chính sách phát triển doanh

nghiệp nhỏ và vừa; chính sách phát triển kinh tế trang trại chính sách phát triển du lịch; chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới; chính sách đưa lao động đi

làm việc có thời hạn ở nước ngồi; chính sách gia cơng xuất khẩu; chính sách khơi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống...Các chính sách tạo việc làm cho các đối tượng là người có cơng như: thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ;

những đối tượng yếu thế như người nghèo, người tàn tật...Các chính sách liên quan

đến những vấn đề thuộc tổ chức sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp lý,

xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, sự phát triển các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng công nghệ mớị 1.1.3.4. Sự phát triển của thị trường lao động

Sự phát triển của thị trường lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu lao động. Nếu thị trường lao động phát triển nó sẽ cung cấp một cách đầy đủ,

thường xuyên và chính xác các thơng tin cho cả bên cung và bên cầu lao động, làm cho cung cầu lao động gặp nhaụ Khi đó việc làm được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Đối với lao động nông thôn, khi thị trường lao động phát

triển sẽ giúp họ có được các thơng tin về cầu lao động, họ được tư vấn về học nghề,

được dạy nghề... khi đó cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi việc làm đối với họ sẽ

tốt hơn. Đặc biệt khi mà diện tích đất canh tác của nông dân bị thu hẹp, giành chỗ cho các dự án phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp... thì sự phát

triển của thị trường lao động càng có ý nghĩa trong tạo việc làm cho đối tượng nàỵ

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)