Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 53)

1.2.2.1. Tỉnh Nghệ An

Tại Nghệ An, giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề rất khó, kể cả cho

những đối tượng đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng. Nguyên nhân do trên địa bàn tỉnh, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ít, trong khi hàng năm số lượng sinh

viên tốt nghiệp ra là rất lớn, vượt quá nhu cầụ

Mặt khác, tại các vùng nông thôn trong tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi, số lao động chưa qua đào tạo nhiềụ Thực tế, hàng năm rất đông lao động của Nghệ An

đã phải đi tìm việc làm ở các tỉnh miền Nam, Hà Nội hoặc đi theo con đường xuất

khẩu lao động.

Nghệ An cũng đã xây dựng một số mơ hình giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng nông thôn, nhưng chất lượng chưa caọ

Đơn cử, mơ hình làm nấm, sản xuất mây tre đan dành cho lao động bị mất việc

làm do thu hồi đất tại các xã Nghi Xá, Nghi Hợp (huyện Nghi Lộc). Đây là mơ hình

được tỉnh và huyện Nghi Lộc đầu tư, với hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất được hỗ

trợ miễn phí học nghề làm nấm, sản xuất mây tre đan; ngân sách tỉnh đầu tư xây

dựng cơ sở làm nấm, sản xuất mây tre đan, hứa hẹn bao tiêu sản phẩm.

Tuy nhiên, do đầu ra sản phẩm không ổn định; kỹ thuật sản xuất và tay nghề

người lao động chưa cao nên mô hình đã thất bại, rất nhiều lao động khơng thể theo nghề, trở nên thất nghiệp. Không chỉ riêng xã Nghi Xá và Nghi Hợp mà tình trạng này đang tồn tại ở nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Khắc phục tình trạng trên, Nghệ An đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo mới việc làm cho lao động. Tỉnh quy hoạch, phân vùng cụ thể các đối tượng cần giải quyết việc làm để xây dựng chính sách, thực hiện hợp lý các mơ hình giải quyết việc làm.

Đối với người trong độ tuổi lao động ở các vùng nông thôn chưa qua đào tạo,

tỉnh khuyến khích học nghề để tìm kiếm việc làm hoặc cho vay vốn ưu đãi để đi

xuất khẩu lao động; với số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo, tỉnh định

hướng cụ thể những ngành nghề mà địa phương đang cần…

Tỉnh cũng đầu tư, nâng cấp mạng lưới các trường dạy nghề; mời gọi, thu hút

đầu tư các dự án để giải quyết việc làm cho lao động.

UBND tỉnh Nghệ An cho biết, dự kiến giai đoạn từ nay đến năm 2020, tại địa phương sẽ có khoảng 167.160 người cần được giải quyết việc làm. Nhu cầu học

sinh THPT và THCS, 8.500 bộ đội xuất ngũ, 6.200 học sinh đã tốt nghiệp các

trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã tốt nghiệp nhưng khơng tìm

được việc làm phải chuyển sang học nghề (lao động kỹ thuật). [19]

1.2.2.2. Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hố là một tỉnh nơng nghiệp là chủ yếu, với dân số hơn 3,5 triệu người, nguồn lao động nông thôn chiếm 70% dân số trung bình của tỉnh [31,77]. Tuy có số lượng lao động đơng nhưng chất lượng nguồn lao động cịn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Thanh Hố cịn là tỉnh

nghèo, chậm phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng khơng nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật cơng nghệ cịn lạc hậụ Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất lớn.

Để giảm sức ép lao động và việc làm, những năm qua Thanh Hoá đã tập trung

vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

thôn. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho cơng nghiệp chế biến như: mía đường, vùng cây nguyên liệu sản xuất giấy; bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng; đầu tư đánh bắt xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới; phát triển thương mại dịch vụ...Hàng năm đã tạo ra việc làm mới cho trên 10 vạn lao động, là một trong những tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể như sau:

-Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các cấp, các ngành trong tỉnh luôn xác định giải quyết việc làm là một chương trình kinh tế - xã hội

quan trọng, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành cơng của sự

nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của tỉnh.

- Cùng với cả nước, Thanh Hoá đã xây dựng được các văn bản pháp quy tạo điều kiện cho việc thực hiện các quan hệ lao động trong cơ chế thị trường, thuê

mướn lao động, sử dụng lao động dược dễ dàng hơn.

Chí Minh, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ... đã tích tham gia giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, hướng dẫn nơng dân phát triển sản xuất.

- Thông qua giải quyết việc làm, các chương trình kinh tế - xã hội đã được

thực hiện có hiệu quả thiết thực. Huy động được các nguồn lực đa dạng, đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo mở việc làm.

- Đã phát triển nhiều hình thức, mơ hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các cấp, các ngành, các địa phương, đã xuất hiện nhiều những điển hình, nhân tố mới, góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhằm nâng cao nhận thức và tạo nên sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành và nhân dân là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực

hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên ngay sau khi Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” theo Quyết định

1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, công tác thông tin, tuyên truyền đã được các ngành, các cấp tỉnh Thanh Hóa quan tâm và triển khai thực

hiện với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: Sở Thông tin và Truyền thơng Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí thực hiện cơng tác tun truyền thơng qua các hội nghị giao ban báo chí hàng tháng.

- Tập trung đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn ni, khơi phục ngành nghề truyền thống, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở cơ sở dạy nghề.

1.2.2.3. Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong

những địa phương có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh chóng. Những năm gần đây, do việc mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới cũng như việc thu hút đầu tư diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi khá lớn (khoảng 5.000 ha

trong đó đất nơng nghiệp chiếm khoảng 70%). Các huyện/thị xã có diện tích thu hồi

đạt nhiều kết quả trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông

thôn. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như sau:

Thứ nhất, do là địa phương có mức độ thu hút đầu tư cao nên tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp, dự án phải bố trí việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đặc biệt là làm việc ngay trong các doanh nghiệp đó. Đặc biệt, Vĩnh phúc đã làm tốt cơng tác khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho lao

động và tuyển dụng chính lao động đó vào làm việc. Ngồi ra, Vĩnh Phúc cịn hỗ trợ

kinh phí đào tạo nghề cho người lao động đối với các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạọ

Thứ hai, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.

Thứ ba, xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp quan

trọng để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng. Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản để mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh như ban hành Quyết định số

4118/QĐ-UBND về các quy định khuyến khích xuất khẩu lao động như hỗ trợ kinh phí cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để đi lao động có thời hạn nước

ngoài là 350.000 đồng/ngườị Riêng đối với lao động thuộc diện thu hồi đất thì được hỗ trợ 1.000.000 đồng/ngườị

Thứ tư, tạo việc làm cho người lao động đã lớn tuổi hoặc có sức khỏe yếu

bằng cách dành một phần đất trong các dự án hoặc gần dự án để pháp triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, đặc biệt với hộ có diện tích bị thu hồi từ 40% trở lên.

1.2.2.4. Tỉnh Quảng Trị

Trên lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc

Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Trị là 4621,8 km2, dân số có 632,5 nghìn người, sinh sống tại 8 huyện, 2 thị xã gồm 139 xã phường và thị trấn [31,77]. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu hơn về kinh tế, các ngành nghề được hình thành, phát triển đa dạng và phong phú đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người lao

động có kỹ năng, có nghề tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập. Tuy vậy, không phải ai

cũng có thể tiếp cận được cơ hội nàỵ Ở Quảng Trị hiện có 57 dân số % trong độ

tuổi lao động, trong đó có gần 71% là lực lượng lao động nơng thơn. Và hàng năm có hàng vạn lao động có nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm.

- Thơng qua các chương trình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho

khoảng 0,5 vạn người; Bình qn mỗi năm có trên 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài (Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Quatar, Làọ..) đưa lại nguồn thu nhập trên 5 triệu USD, khơng những giúp gia đình họ cải thiện và nâng cao đời sống mà còn

phát triển kinh tế nơng thơn, đóng góp tích cực vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề, đổi mới về nhận thức, tư duy cho

người lao động, nhất là thế hệ trẻ.

- Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các

ngành quan tâm. Thơng qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và đề án xã hội hố cơng tác đào tạo nghề của tỉnh, đã có 16 cơ sở dạy nghề trên địa bàn được đầu tư nâng cấp.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm trong và ngồi nước, trong đó chú trọng đào tạo nghề, giáo dục ngoại ngữ, pháp luật cho

người lao động. Bổ sung nguồn vốn vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giúp đoàn viên thanh

niên tự tạo việc làm. Duy trì và phát triển ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ và người sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm việc làm và tuyển dụng lao động.

- Quy hoạch lại mạng lưới dạy nghề, đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề,

trung tâm dạy nghề, cả về cơ sở vật chất lẫn năng lực đào tạo, nhằm đáp ứng nhu

cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển KT-XH và triển khai thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)