2.2.1. Quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động nông thôn
Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động nông thôn Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên (người)
744781 755061 760917 767375 771533 Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên ở thành thị (người) 103521 107982 110833 120360 127726 Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên ở nông thôn (người)
641260 647079 650084 647015 643807 Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên là nam
367118 380883 386758 397505 398321 Lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên là nữ
377663 374178 374159 369870 373212
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2017)
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, lực lượng lao động ở Quảng Ngãi tăng đều từ năm 2013 đến năm 2017. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở nông thôn tăng dần từ năm
2013 đến năm 2015 về mặt số lượng, bắt đầu 2 năm 2016, 2017 giảm dần. Bởi vì, những năm gần đây, lực lượng lao động nơng thơn có xu hướng giảm do cơ cấu
kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể là, năm
2015 số lượng lao động ở nông thôn là 650.084 người, đến năm 2016, 2017 số
lượng lao động ở nông thôn đã giảm lần lượt là 3069, 3208 người so với năm 2015. Lực lượng lao động ở Quảng Ngãi nói chung và lực lượng lao động ở nơng
thơn Quảng Ngãi nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Năm 2017, số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lượng lao động chung là 21%, số lao động có độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm đến 28,09 % [21]. Đây là thế mạnh của lực lượng lao động nông thôn Quảng Ngãị Vì lực lượng lao động trong độ tuổi này có ưu thế về sức
khoa học cơng nghệ trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Số lao động ở độ tuổi trung niên từ 35 đến 44 tuổi cũng chiếm tỉ lệ khá cao
27,71% [18]. Đây phần lớn là những lao động chính, trụ cột của gia đình có nghề
nghiệp, và cuộc sống ổn định.
2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn
Bảng 2.3. Tình hình việc làm của lao động nơng thơn tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2017
Năm Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm ở nông thôn và thành thị (người)
730661 741081 742174 751368 756796
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc hàng năm ở nông thôn (người)
626139 633083 636263 634161 632529 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc hàng năm ở nông thôn so với dân
số (%)
59,35 59,80 59,85 59,46 58,95
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo thành thị, nông thôn (%)
12,54 14,11 17,45 19,37 17,21
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo phân theo nông thôn (%)
9,7 11,54 13,23 15,03 13,61
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo thành thị, nông thôn (%)
1,43 1,69 2,46 2,09 1,91
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo nông thôn (%)
0,77 1,51 2,13 1,99 1,75
Số lao động trong độ tuổi này chiếm tỉ trọng lớn là một thuận lợi cho công tác giải quyết việc làm. Tuy nhiên nếu số lao động này nằm trong vùng bị thu hồi đất, phải chuyển đổi việc làm thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong thích ứng với cơng
việc và ngành nghề mới, ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của gia đình họ.
Theo các số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc hàng năm ở nông thôn và thành thị tăng đều từ năm 2013 đến năm
2017. Tuy nhiên, Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm ở nông thôn tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015 nhưng 2 năm gần đây 2016, 2017 giảm dần.
Bởi vì, lực lượng lao động nơng thơn có xu hướng giảm do có sự chuyển dịch lao động từ nơng thôn lên thành phố.
Đối với tỷ lệ % lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo phân theo nông thôn tăng đều qua các năm từ năm 2013 -2016 lần lượt với tỷ lệ là: 9,7%; 11,54%; 13,23%; 15,03% nhưng đến năm 2017 thì tỷ lệ này giảm còn 13,61%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo nơng thơn
(%) có tăng từ 0,77% ở năm 2013 lên 2,13% năm 2015 và giảm ở 2 năm sau đó với tỷ lệ thất nghiệp lần lượt là 1,99%; 1,75%. Điều này chứng tỏ, những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần ở khu vực nơng thơn, bởi vì một số lao động nơng thơn di chuyển lên thành phố để kiếm việc.