Tạo việc làm cho người lao động thông qua phát triển thị trường lao

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 86 - 89)

2.4. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãị

2.4.3. Tạo việc làm cho người lao động thông qua phát triển thị trường lao

Các đối tượng lao động được tư vấn, giới thiệu bao gồm: lao động nông thôn, lao động khuyết tật, lao động đã qua đào tạo nghề hay học sinh trung học phổ thơng, lao động thuộc diện chính sách xã hộị.. các thông tin về thị trường lao động được tư vấn, giới thiệu bao gồm: các ngành nghề đang có xu hướng tuyển dụng, tư vấn xuất khẩu lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp; các ngành nghề được giới thiệu cũng khá đa dạng như: giúp việc gia đình, may mặc, điện dân dụng, điện tử...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Điển hình như Trường Cao đẳng Nghề Cơ giới Quảng Ngãi, đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với các giải pháp đầu tư

nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề; cải tiến chương trình, giáo trình đào tạo; chú trọng việc phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm sau học nghề cho học sinh. Qua đó đã hỗ trợ tích cực q trình

đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có mơi trường thực hành tốt nhất, đồng

thời giám sát quá trình đào tạo và chất lượng của sinh viên sau khi ra trường.

Mặt khác, thông qua việc phối hợp này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp

đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng được nhu cầu cơng việc, góp phần nâng cao

hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Song hành với công tác dạy nghề, công tác giải quyết việc làm cho người lao

động được tỉnh đặc biệt chú trọng. Để công tác đào tạo nghề ngày càng chất lượng,

hiệu quả, yêu cầu đặt ra đó là đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm, ổn định

đời sống người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát huy vai trò

cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp

trong và ngồi tỉnh tích cực thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động; đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát các huyện, thành phố thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin nhu cầu lao động năm 2017. Đặc biệt, tiếp tục duy trì hoạt động sàn giao dịch việc làm định kỳ ngày 05 hàng tháng, qua đó

người lao động được tư vấn trực tiếp, được tìm hiểu, lựa chọn thị trường lao động

phù hợp và các doanh nghiệp có điều kiện tuyển các vị trí việc làm phù hợp.

Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hộị Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu giải quyết việc làm bình

quân mỗi năm giải quyết thêm 39.000 việc làm. Theo đó, nâng tỉ lệ sử dụng thời

gian lao động ở khu vực nông thôn lên trên 85% vào năm 2020, kiểm soát tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới mức 3,5%. Tổ chức tư vấn việc làm cho trên

97.500 người, trong đó hơn 40% số người được tư vấn tìm được việc làm. Đầu tư hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển thị trường lao động chung của cả nước...

Ngoài ra, phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh chủ yếu qua 02

hình thức sau:

* Hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh: với hoạt động này, huyện chủ yếu

tổ chức hỗ trợ đối với các lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn huyện; có sức khoẻ, có nhu cầu đi làm việc ở ngoài tỉnh; được các tổ

chức có tư cách pháp nhân của huyện giới thiệu và trực tiếp liên hệ để lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước.

* Hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài: Những người lao động

được hỗ trợ bao gồm: lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động trực

tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất; người lao động là con của các đối tượng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hoá học đang sinh sống tại địa bàn huyện, có sức khỏe, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; sau khi trúng tuyển, người lao động đã tham gia học nghề, học Ngoại ngữ, giáo dục định hướng

tại các trường, trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp xuất khẩu lao động; đã làm xong hộ chiếu và ký hợp đồng đi lao động có

Ngồi ra, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, người lao động huyện đã biết cách tìm kiếm việc làm thơng qua hệ thống cơng nghệ thơng tin, tìm hiểu thị trường lao động, truy cập trực tiếp vào các website của các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm thơng tin về việc làm, các doanh nghiệp có nhu cầu

tuyển dụng mà khơng cần phải trực tiếp đến các sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, trình độ người lao động ở nơng thơn cịn thấp, nhiều lao động chưa từng sử dụng tới máy vi tính, chưa biết cách truy cập internet thì khơng thể tìm kiếm việc làm thơng qua hình thức này được; Đồng thời, nội dung cung cấp trên các website của các

trung tâm giới thiệu việc làm cịn khá nghèo nàn, khơng cập nhật thơng tin liên tục

để người lao động kịp thời nắm bắt.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thông tin thị trường lao động là vô cùng cần thiết đối với người lao động

nhằm cung cấp đầy đủ cho người lao động trên địa bàn huyện những thông tin về

nhà tuyển dụng, yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra, mức lương và các chế độ đãi ngộ

khác đối với người lao động. Trong thời gian vừa qua, bên cạnh những điểm tích

cực của các trung tâm giới thiệu việc làm thì cũng xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo thơng qua hình thức giới thiệu việc làm này, những đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự cả tin của những người chưa có việc làm, thu lệ phí xin việc hoặc thu tiền đặt cọc để lừa người lao động.

Việc điều tra cung - cầu lao động được tổ chức vào tháng 07 hàng năm tại

các huyện theo quy định của Chính phủ, nhờ hoạt động này mà các thơng tin về thị trường lao động, cung cầu lao động, tiền lương, cơ cấu lao động, tỷ lệ thất nghiệp đã giúp các nhà hoạch định chính sách lao động việc làm của địa phương có những điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được hiệu quả trong công tác tạo việc làm. Nhưng

thông tin thị trường lao động cịn ít cập nhật, độ chính xác chưa cao, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của người lao động địa phương, việc phân cơng, bố trí cán bộ làm công

tác phát triển thị trường lao động trên địa bàn chưa phù hợp, còn yếu về năng lực và trình độ chun mơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)