2.4. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãị
2.4.4. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề toàn tỉnh ước đạt 47%, trong đó, lao động nữ chiếm 37%. Qua 24 phiên
giao dịch việc làm, đã giải quyết việc làm cho trên 39.000 lao động, có 1.600 lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đó có 125 người đi theo Quyết định 71 của
Chính phủ. Trong năm 2017 Quảng Ngãi tạo việc làm mới cho 39.500 lao động,
xuất khẩu lao động 1.700 ngườị
Lực lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động chủ yếu vẫn là ở vùng đồng bằng, vùng biển, còn ở 6 huyện miền núi số lượng rất ít. Thực tế cho thấy, lao động
ở vùng đồng bằng, ven biển tỉnh ta tham gia xuất khẩu lao động rất caọ Theo chỉ
tiêu vận động lao động tham gia xuất khẩu lao động trong năm 2018 của UBND
tỉnh, huyện Bình Sơn được giao chỉ tiêu 250 lao động (cao nhất so với 14 huyện,
thành phố trong tỉnh), nhưng đến nay đã vượt chỉ tiêụ Nhiều xã trong huyện có
phong trào tham gia xuất khẩu lao động rất mạnh, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Các huyện, thành phố khác trong tỉnh như TP. Quảng Ngãi (chỉ
tiêu 200 lao động), Đức Phổ (150 lao động), Tư Nghĩa (160 lao động)… cũng đã và
đang hồn thành chỉ tiêụ
Thơng qua các kênh tìm việc của Trung tâm, đến nay có gần 500 lao động đã tham gia xuất khẩu lao động, thực tập sinh và chương trình vừa học vừa làm tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Đức… Tuy nhiên, phần lớn các lao
động này đến từ các huyện đồng bằng và ven biển.
Trái ngược với sự “nhộn nhịp” ở các huyện đồng bằng, ven biển, công tác
xuất khẩu lao động ở 6 huyện miền núi tỉnh ta vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Năm nay, cả 6 huyện miền núi được giao chỉ tiêu 360 lao động tham gia xuất khẩu lao động nhưng đến tháng 10 chỉ mới có 56 lao động tham gia xuất khẩu lao động .
Như huyện Sơn Hà, mặc dù công tác vận động, tuyên truyền xuất khẩu lao động được huyện rất quan tâm, nhưng đến nay có đến 7/14 xã, thị trấn khơng có lao động
nào tham gia, trong khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở mức cao, thiếu việc làm diễn ra thường xuyên.
Để hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và xuất khẩu lao động theo
Quyết định 71/CP của Thủ tướng Chính phủ nói riêng ở các huyện miền núi đạt kết quả cao hơn, trong thời gian tới ngành LĐ-TB&XH cùng các địa phương cần tích
cực đẩy mạnh cơng tác tun truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc thù ở các huyện miền núị Đồng thời, phải có biện pháp nhằm hướng
người lao động miền núi đến với các thị trường nước ngồi có tính ổn định về chính trị – kinh tế, tạo niềm tin cho người lao động.
Trong thời gian tới, Sở LĐ - TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các
địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các đợt tham vấn cho cán bộ
phụ trách công tác xuất khẩu lao động từ huyện đến cơ sở và nhân dân, nhằm giải
đáp những thắc mắc của người lao động về cơ chế, chính sách và thơng tin về thị
trường xuất khẩu lao động, các quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nhân dân biết.
Mặt khác, ngành cũng sẽ chủ động tìm kiếm, giới thiệu các doanh nghiệp
làm tốt cơng tác xuất khẩu lao động có uy tín để người lao động lựa chọn; cơng khai mức chi phí đi một số nước, vùng lãnh thổ để người dân biết. Trước mắt, khẩn
trương hướng dẫn người lao động vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2018 làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Cần phát huy hơn nữa công tác xuất khẩu lao
động trong những năm tớị
Trong 4 hình thức xuất khẩu lao động thì có 2 hình thức xuất khẩu lao động
chủ yếu:
- Xuất khẩu lao động theo các doanh nghiệp và tổ chức sự nghiệp hoạt động
đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồị Trong đó lao động xuất khẩu theo hợp đồng với
các doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động chiếm 93% tổng số lao động xuất khẩụ NLĐ trong huyện lựa chọn việc xuất khẩu lao động theo
doanh nghiệp bởi: thị trường xuất khẩu lao động phong phú, đơn hàng nhiều ngành nghề, đơn hàng của các doanh nghiệp thường là đơn hàng yêu cầu lao động phổ
thơng, khơng địi hỏi cao về trình độ, nhiều lao động tỉnh có khả năng đáp ứng và
Lao động xuất khẩu theo hợp đồng của tổ chức sự nghiệp (Trung tâm GTVL trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh) chiếm chủ yếu là lao động tham gia chương trình cấp phép mới của Hàn Quốc (EPS), hoặc theo chương trình XKLĐ sang Nhật Bản và 1 số nước khác do sự phân bổ chỉ tiêu từ Bộ LĐ - TB&XH về các tỉnh.
- Xuất khẩu lao động theo hợp đồng cá nhân: NLĐ đi xuất khẩu lao động
theo hình thức này chiếm số lượng ít và chủ yếu do người nhà giới thiệu, bảo lãnh. Phần lớn lao động tham gia xuất khẩu lao động tập trung ở khu vực nông
thôn. Những người tham gia xuất khẩu lao động cũng chủ yếu tập trung ở nông thôn và thuộc những gia đình có kinh tế khó khăn, ít có khả năng tìm được việc làm. Rất nhiều lao động ở Quảng Ngãi mong muốn được đi xuất khẩu lao động để tìm được
cơng việc và có thu nhập caọ