Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 86)

2.4. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãị

2.4.2. Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động

Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua 7 năm (2010-2016) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện cơ bản các yêu cầu, nhiệm vụ theo Quyết định của Chính phủ, từng bước góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, cơng chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn,

nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho cơng nghiệp hố, hiện

đại hố nơng nghiệp, nông thôn.

Trong 7 năm qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề; đã có 37.518 lao động nơng thơn được đào tạo

nghề; trong đó 34.619 người có việc làm, thêm việc làm, được nâng cao tay nghề

sau học nghề, đạt 90%. Góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh từ 30,5% năm 2011 lên 47% vào năm 2016.

Qua học nghề đã giúp nông dân làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, được

tiếp cận với ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá. Đề án 1956 triển khai ở tỉnh đã hướng vào mục

tiêu: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, tạo sự chuyển dịch

cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới ở

các địa phương.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh vẫn còn

những tồn tại, đó là một số địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi,

công tác tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn tham gia học nghề chưa tốt nên khó huy động được lao động nông thôn tham gia học nghề. Nhận thức của

người dân về học nghề để nâng cao tay nghề, tăng giá trị thu nhập, học nghề để tự tìm việc làm, thêm việc làm, có việc làm mới và chuyển nghề còn chưa đầy đủ dẫn

nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Quyết định 1662/QĐ-UBND nên chưa tạo điều kiện giúp người dân sau học nghề có điều kiện phát triển kinh tế gia đình bằng kiến thức nghề đã học: như vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…

Trong giai đoạn 2018- 2020 phấn đấu đào tạo nghề cho 33.270 lao động nơng thơn. Trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 22.600 lao

động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của

thị trường lao động (4.953 người học nghề nông nghiệp, 17.647 người học nghề phi nông nghiệp). Sau khi học nghề có từ 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho 10.670 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.

Nội dung đào tạo Tập trung đào tạo các nghề về kỹ thuật và quản lý sản xuất

trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, nghề muối và các nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, ứng phó với biến đổi khí hậu, ơ nhiễm

môi trường biển. Các địa phương lựa chọn ngành nghề phù hợp gắn với các vùng

sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có liên kết sản xuất, tiêu thụ; sản phẩm đạt trình

độ cơng nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tập trung đào tạo các nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật công

nghệ, xây dựng, dịch vụ để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí làm

việc tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào làm

trong các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, các dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đất nước; đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; gắn đào tạo nghề với chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đào tạo, bồi

dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội

thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, nhìn chung số lao động qua đào tạo nghề của

Tỉnh Quảng Ngãi tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tỉnh Quảng Ngãi đào tạo nghề cho khoảng 2.498 lao động. Năm 2013, đào tạo nghề cho 2.040 lao động,

đưa tổng số lao động đã qua đào tạo lên 27.028 ngườị Năm 2014, đã đào tạo nghề

cho 2.270 lao động, đưa tổng số lao động qua đào tạo lên 29.388 ngườị Năm 2015, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 2.960 lao động; đưa tổng số lao động qua đào tạo lên

32.289 ngườị Năm 2016, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 2.580 lao động, đưa tổng số

lao động qua đào tạo là 34.878 người; năm 2017 toàn tỉnh đào tạo nghề cho 2.640

lao động, đưa tổng số lao động qua đào tạo lên 37.518 ngườị

Bảng 2.8. Số lao động được đào tạo nghề trong năm 2013 - 2017

TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2013-2017 Tổng số Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tỷ lệ lao động

qua đào tạo nghề %

37 41 45 47 49

2 Số lao động được đào tạo nghề trong năm 27.028 29.388 32.298 34.878 37.518 - Cao đẳng nghề Người 3.299 3.638 3.945 4.390 4.212 - Trung cấp nghề Người 5.929 6.850 7.583 8.368 9.763 - Sơ cấp nghề Người 17.800 18.900 20.770 22.120 23.543

Xây dựng mạng lưới tạo việc làm cho người lao động. Tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ngãi để xây dựng mạng lưới hỗ trợ người lao động tìm việc làm, tạo việc làm cho người lao động trong suốt giai đoạn 2013 – 2017. Trong vòng 05 năm số lượng các đơn vị trong mạng lưới tạo việc làm của Tỉnh Quảng Ngãi đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp (năm 2017 tăng 300% so với năm 2012, tăng 50% so với năm 2016); các tổ chức chính trị, xã hội; và các cụm, khu công nghiệp. Đây đều là những đơn vị có khả năng tạo việc

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)