Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu về tạo công ăn việc làm cho

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 58)

động nơng thơn

1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu

Theo Luận văn thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015 “Tạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”

[16]. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về vấn đề tạo việc làm. Phân tích,

đánh giá thực trạng tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Yên Dũng

tỉnh Bắc Giang để thấy được những kết quả đã đạt được và những hạn chế của công tác này trong thời gian quạ Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện trong thời gian tớị

Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị - học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của Phạm Mạnh Hà, 2012.”Giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn

tỉnh Ninh Bình trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [12] Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông

thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua đồng thời đưa ra

những phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020.

Đề tài cấp Bộ lĩnh vực Kinh tế học - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, 2011.”Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho

người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên” [9]. Đề tài đã đưa ra các cơ sở lý luận cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm, đặc điểm cơ bản của lao động

nông thôn. Đặc biệt, các tác giả cho rằng, một khó khăn trong giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn là do người nông dân chỉ quen làm nơng nghiệp. Đó là nghề nghiệp lâu đời của họ. Muốn phát triển tiểu thủ công nghiệp thì cần có vốn và tay

nghề kỹ thuật. Đối với những ngành như sửa chữa cơ khí, sửa chữa đồ điện và các đồ gia dụng khác, may mặc, dệt thảm...người lao động cần phải qua đào tạọ Tuy

nhiên ở nơng thơn khơng có trường lớp, đến các trung tâm dạy nghề ở các thành

thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn và đặc biệt là nông thôn miền núi phát triển rất yếu, quy mô nhỏ và hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng có thể khai thác.Thiếu việc làm ở nơng thơn cịn do lao động tăng nhanh, diện tích ruộng đất

trên một lao động ngày càng giảm, cơ cấu kinh tế lạc hậụ Vì vậy, hiệu quả lao động cũng thấp. Điều đó ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của cư dân nông thôn.

- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Thái Ngọc Tịnh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội “Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh”

(2003)[28]. Trong luận án tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải

quyết việc làm, thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh đồng thời đưa ra

những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hải Vân “Tác động của đô thị hóa đối với

lao động việc làm ở nơng thơn ngoại thành Hà Nội” (2012)[39], trong đó tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của q trình đơ thị hóa tới lao

động, việc làm nơng thơn nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của đơ thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội và các giải pháp cơ

bản cho vấn đề nàỵ

- Luận án phó tiến sĩ của tác giả Trần Văn Tuấn “Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội” (1995)[32]. Tác giả đã nghiên cứu về lý luận và chính sách giải

quyết việc làm trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường; thực trạng nguồn lao

động, tình hình và kinh nghiệm bước đầu về giải quyết việc làm ở Hà Nộị

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Hoàng Tú Anh, trường Đại học Đà Nẵng “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng” (2012)[2]. Trong luận văn tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá vấn đề giải quyết việc làm có hiệu quả và đề xuất một số giải pháp chủ yếu

cho vấn đề nàỵ

- Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội “Nguyễn Thị Kim

Hồng, (2013)[15]. Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động

vấn đề việc làm và đưa ra những kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số nước trên thế giới cũng như một vài địa phương ở Việt Nam. Ưu điểm của luận văn là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực tế bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn tại 3 xã trên địa bàn huyện, để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách phù hợp nhất đối với địa phương.

- “Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội (tháng 9/2009) “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2009-2015”[14]. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đã

đưa ra những dự báo về xu thế phát triển, đơ thị hóa, dân số và lao động khu vực nông

thôn ngoại thành Hà Nội đến năm 2015. Tác giả dự báo xu thế đơ thị hóa của Hà Nội là q trình đơ thị hóa theo chiều rộng, trong những năm tới tốc độ đơ thị hóa diễn ra

nhanh ở khu vực nơng thơn, vì vậy luận văn đã đưa ra những giải pháp giải quyết việc làm cụ thể, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của khu vực ngoại thành Hà Nộị

- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Xuân An, Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội “Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp” (2008)[1]. Tác giả

đã nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa ra

những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở

tỉnh Thái Bình. Một số giải pháp chủ yếu được tác giả đưa ra nhằm giải quyết việc làm như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu

Trong các cơng trình nghiên cứu liên quan vấn đề tạo việc làm, các tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc làm và tạo việc làm, từ đó đưa ra các giải pháp để tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động

ở nơng thơn nói riêng. Các giải pháp đó, có giá trị rất lớn, là biện pháp giúp cho các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi rút kinh nghiệm, ứng dụng và tổ chức các

Những cơng trình, bài viết xung quanh vấn đề này đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhaụ Song cho đến nay chưa có một cơng

trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho lao động ở nông thơn Quảng Ngãi, do đó cần phải nghiên cứu, phân tích một cách tồn diện, có hệ thống vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn Quảng Ngãị

Quảng Ngãi là tỉnh thuần nông, với lực lượng lao động nông thôn chiếm trên 70% lực lượng lao động xã hộị Lao động nông thôn của tỉnh phần lớn là lao động

nông nghiệp;số lượng lao động ở nông thôn tự tạo việc làm rất hạn chế, chủ yếu là các công việc tạm thời với thu nhập thấp và điều kiện lao động không bảo đảm, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của lao động nơng thơn cịn caọ Từ đó nhu cầu việc làm và việc làm bền vững cho lao động nông thôn ngay tại địa phương trở nên hết sức bức thiết.

Từ các yêu cầu đặt ra đối với lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả mong muốn được kế thừa các nghiên cứu trước, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi và

đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động tạo việc làm cho

lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãị

Kết luận chương 1

Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm cho lao động nơng thơn nói

riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trong chương 1 tác giả đã làm rõ

những vấn đề lao động, việc làm và tạo việc làm nói chung và cho lao động nơng thơn nói riêng về mặt lý luận, các nhân tố tác động đến việc làm cho lao động nông thơn và các tiêu chí đánh giá cơng tác tạo việc làm cho Lao động nông thôn. Đồng thời, tác giả

đã tổng quan được thực tiễn công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn tại địa

phương trong cả nước và lấy đó là bài học cho tỉnh Quảng Ngãị Tác giả cũng đã tham khảo tài liệu rất nhiều để từ đó có thể tìm ra khoảng trống nghiên cứu của đề tàị

Chương 1 là cơ sở để chương 2 phân tích thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi và các giải pháp đã thực hiện.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ CÁC GIẢI PHÁP

ĐÃ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)