Khái niệm và tiêu chí đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 38 - 43)

2 1 1 Khái niệm tiền mã hóa và các thuật ngữ liên quan

Các tài liệu nghiên cứu chính thức được IMF phát hành liên quan tới tiền điện tử thường xuyên nhắc tới một loạt các thuật ngữ như sau: Tiền kỹ thuật số (Digital currencies), Tiền điện tử (e – money); tiền ảo (virtual currencies); tiền mã hóa (cryptocurrencies)

Trong tài liệu IMF (2016), mối quan hệ giữa các thuật ngữ này được IMF định nghĩa như sau:

Tiền kỹ thuật số là thuật ngữ chung để ám chỉ các đồng tiền được hiện diện dưới

hình thức số hóa, trong đó có hai loại là tiền ảo (virtual currrencies) - là tiền kỹ thuật số không được niêm yết bằng đồng tiền pháp định và tiền điện tử - là tiền kỹ thuật số được niêm yết bằng đồng tiền pháp định

Tiền ảo là hiện diện kỹ thuật số của giá trị, được phát hành bởi các đơn vị phát triển

tư nhân và được niêm yết bằng đơn vị của riêng nó Tiền ảo có thể có được, cất trữ, truy cập và giao dịch bằng điện tử, và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, miễn là các bên giao dịch đồng thuận sử dụng chúng Tiền ảo khác với tiền điện tử ở chỗ tiền điện tử là cơ chế thanh toán (kỹ thuật) số cho tiền pháp định và được

niêm yết bằng tiền pháp định

Tiền ảo lại được phân thành hai nhóm là nhóm có khả năng chuyển đổi và nhóm khơng có khả năng chuyển đổi sang hàng hóa dịch vụ và tiền thực (chẳng hạn như các đồng tiền sử dụng trong các trò chơi online, dặm bay…) Trong nhóm có khả năng chuyển đổi, chia làm hai loại là tiền ảo phi tập trung và tiền ảo tập trung (tương ứng với việc có cơ quan trung ương quản lý như Webmoney) Ngồi ra, cũng có cơ chế lai giữa hai cơ chế này – một số chức năng được thực hiện bởi một đơn vị trung tâm, một số khác do các thành viên thị trường thực hiện (chẳng hạn như đồng Ripple)

Tiền ảo có khả năng chuyển đổi sang hàng hóa, dịch vụ, tiền thực với cơ chế phi tập trung sử dụng cơng nghệ mã hóa để xác thực hình thành nên nhóm tiền mã

hóa (cryptocurrency)

Như vậy, theo cách sử dụng thuật ngữ của nhóm nghiên cứu của IMF: - Tiền điện tử (e-money) và tiền ảo (virtual currencies) là hai tập con của tiền kỹ thuật số (digital currencies) Cụ thể:

+ Tiền kỹ thuật số là tất cả các hình thức hiện diện số hóa của giá trị + Tiền ảo khác với tiền điện tử ở chỗ tiền điện tử là cơ chế thanh toán (kỹ

thuật) số cho tiền pháp định và được niêm yết bằng tiền pháp định

- Tiền mã hóa (cryptocurrencies) như Bitcoin là một bộ phận của tiền ảo, ở đó đồng tiền này sử dụng thuật tốn/cơng nghệ mã hóa để xác thực các đồng tiền này và chúng có thể được chuyển đổi sang hàng hóa, dịch vụ và các đồng tiền thực

Tiền mã hóa được ra mắt để hoạt động như một phương tiện trao đổi, sử dụng mật mã vững chắc để tạo ra và kiểm sốt an tồn các đơn vị tiền tệ cũng như xác minh việc chuyển tiền, chuyển dữ liệu Nó sử dụng một số thuật tốn mã hóa và kỹ thuật mật mã như cặp khóa cơng khai, riêng tư, hàm băm, mã hóa đường cong elip, v v Tiền mã hóa về bản chất là phi tập trung và do đó khơng có sự can thiệp của chính phủ Nó dựa trên cơng nghệ blockchain, một cơng nghệ sổ cái phân tán Blockchain có một mạng lưới các máy tính chứa một bản sao chính xác của cơ sở dữ liệu và cập nhật các bản ghi của nó bằng sự đồng thuận trên cơ sở tốn học thuần túy

Tiền mã hóa của một tổ chức, cá nhân là một hệ thống cho phép thanh tốn an tồn cho các giao dịch trực tuyến, chỉ ra các mục sổ cái bên trong chính hệ thống Nó là một tiêu chuẩn giá trị được tạo ra bởi một tổ chức nhằm mục đích quản lý mơ hình kinh doanh của mình và cho phép người dùng giao dịch với các sản phẩm đồng thời hỗ trợ trong quá trình phân phối và chia sẻ lợi nhuận với các bên liên quan

Bitcoin là tiền mã hóa phi tập trung đầu tiên, ra đời vào năm 2009, bởi Satoshi Nakamoto - một nhà phát minh vơ danh Tính đến tháng 5 năm 2022 đã có hơn 19 000 loại tiền mã hóa và các token khác nhau Ngồi Bitcoin, cịn có các loại tiền mã hóa khác như Litecoin, Ripple, Ethereum… Đến nay, mặc dù đã có thêm hàng chục ngàn loại tiền mã hóa khác nhau nhưng đồng Bitcoin vẫn là loại tiền mã

hóa phổ biến nhất Ngoại trừ đồng Bitcoin, những loại tiền mã hóa cịn lại thường được gọi là “Altcoin‖

Ngoài IMF, khái niệm về tiền mã hóa đã được nhiều tổ chức quốc tế đưa ra, chẳng hạn:

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã đưa ra khái niệm tiền mã hóa (Cyptocurrency) là một loại tiền khơng được quản lý, được phát hành và thường

được kiểm soát bởi người sáng lập, được sử dụng và chấp nhận bởi các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể (European Central Bank, 2012)

Đến năm 2015, ECB đã có sự điều chỉnh đáng kể định nghĩa về tiền mã hóa Theo đó, tiền mã hóa là sự hiển thị số của giá trị, nó khơng được phát hành bởi tổ chức

tài chính, trong vài trường hợp tiền mã hóa có thể được sử dụng thay thế cho tiền

Sự thay đổi định nghĩa trên (năm 2015) so với định nghĩa ban đầu (năm 2012) về tiền mã hóa bao gồm (i) bỏ thuật ngữ ―khơng được quản lý giám sát‖ vì thực tế tại một số quốc gia các quy định pháp lý đã bắt kịp đổi mới công nghệ và giải quyết một vài khía cạnh của nó; (ii) bỏ cụm từ ―được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nào đó‖ để tránh hiểu nhầm Cần chú ý rằng định nghĩa hiện thời của ECB về tiền ảo, tiền mã hóa bao hàm cụm từ ―sự hiển thị số của giá trị‖, thuật ngữ này chưa từng biết đến trong ngữ cảnh kinh tế trước đây, trong khi thuật ngữ ban đầu được dựa trên khái niệm tiền điện tử (e-money)

Cơ quan thẩm định trách nhiệm của chính phủ Mỹ (United States Gorverment

Accountability Office (US GAO)), đưa ra khái niệm ―tiền mã hóa là một giá trị kỹ thuật số, khơng được chính phủ ban hành Tiền mã hóa có thể được sử dụng trong nền kinh tế ảo và không được chuyển đổi thành các loại tiền tệ do chính phủ các nước ban hành hoặc có thể mua bán hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế thực và chuyển đổi thành các loại tiền tệ theo một tỷ giá của tiền mã hóa― (United States Gorverment

Accountability Office, 2014)

Theo Tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố (Financial Action Task Force) thì Tiền mã hóa cũng là một giá trị kỹ thuật số có

chức năng như một phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản và tích trữ giá trị nhưng khơng có giá trị pháp lý như các loại tiền tệ được ban hành bởi các quốc gia

Trong khi đó, Ngân hàng Thanh tốn quốc tế (BIS) định nghĩa, tiền mã hóa

là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thơng tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng (BIS, 2016)

Theo Gupta và cộng sự (2017), Tiền mã hóa là một loại tiền ảo hoạt động

dựa trên công nghệ mật mã để đảm bảo an toàn cho giao dịch đồng thời để quản lý tiền được tạo ra thêm

Tiền mã hóa sử dụng cơ chế vận hành phân tán được phát triển dựa trên nền tảng cơng nghệ mã hóa Các đồng tiền mã hóa phổ biến nhất thế giới hiện nay gồm Bitcoin, Etherum, XRP (Ripple)

Như vậy tóm lại, tiền mã hóa là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng

những bit số Tiền mã hóa chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho

những thanh tốn điện tử thơng qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành và được biểu hiện dưới dạng tài khoản số mà khách hàng mở tại tổ chức phát hành

Cũng như tiền giấy, tiền mã hóa có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền mã hóa, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền mã hóa sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu

Như vậy bản chất của tiền mã hóa một dạng của tiền kỹ thuật số, sử dụng công nghệ Blockchain trong q trình xác nhận giao dịch thơng qua cuốn sổ cái phân tán, được phát hành và kiểm sốt bởi người sáng lập, khơng qua trung gian và không chịu sử tác động của Ngân hàng trung ương Do đó để quản lý được nó theo tác giả là phải quản lý được tổ chức phát hành và các sàn giao dịch nơi nó được mua bán, trao đổi, và đầu cơ…

Khái niệm quản lý tiền mã hóa:

Trong nghiên cứu này, tác giả tạm diễn giải khái niệm Quản lý tiền mã hóa là việc sử dụng hệ thống chính sách, các cơng cụ quản lý và hệ thống pháp luật nhằm quản lý tiền mã hóa dưới các góc độ như: là tài sản; là hàng hóa, hoặc là phương tiện thanh tốn

Mục đích của việc quản lý tiền mã hóa là:

Thứ nhất, bảo đảm quyền lợi pháp lý của các cá nhân và tổ chức tham gia sở

hữu, lưu trữ, trao đổi và đầu tư vào tiền mã hóa Quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia thị trường tiền mã hóa

Thứ hai, là hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến rửa

tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, tham ô, tham nhũng, lừa đảo… có liên quan đến tiền mã hóa

Thứ ba, góp phần xây dựng và phát triển tiền mã hóa trong nước phát triển,

đồng bộ với quốc tế

Như vậy Quản lý tiền mã hóa phải thỏa mãn được 02 vấn đề đó là việc cấp

phép và kiểm sốt các tổ chức phát hành, đồng thời giám sát được hoạt động giao dịch của các sàn giao dịch tiền mã hóa

2 1 2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa

Để đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa tác giả chia ra thành các tiêu chí cụ thể sau:

- Cơng nghệ: Cơng nghệ mà tiền mã hóa, trong đó có Bitcoin sử dụng là

cơng nghệ Blockchain, tuy nhiên để mang lại lợi ích cho người sử dụng thì bản chất các thuật tốn của các tiền mã hóa có hệ sinh thái hồn chỉnh có sự khác nhau Các coin nền tảng ngày càng hồn thiện hơn về mặt thuật tốn giúp cho thời gian giao dịch ngắn hơn, số lượng giao dịch nhiều hơn và tính năng ngày càng đa dạng hơn, khơng chỉ là chuyển tiền như ban đầu mà còn là cung cấp các hợp đồng thông minh, để chơi game, cung cấp các sản phẩm NTF,

- Thị trường: Số người quan tâm, số nhà đầu tư, số tổ chức và cá nhân tham

gia vào lĩnh vực cơng nghiệp tiền mã hóa…là những nhân tố quan trọng đánh giá sự phát triển của tiền mã hóa Số người quan tâm đến Bitcoin và các loại tiền mã hóa trên thế giới ngày càng tăng, không chỉ tại các quốc gia phát triển mà bao gồm tất cả các quốc gia trên thế giới Hiện nay, số các quốc gia thân thiện với tiền mã hóa ngày càng nhiều lên, trong khi số các quốc gia cấm tiền mã hóa ngày càng ít đi

Số lượng coin và token ngày càng nhiều: Kể tử khi ra đời tiền mã hóa (năm

2008) với số lượng khoảng vài chục loại tiền mã hóa thì đến tháng 5 năm 2022 số lượng Coin và token đã lên tới con số gần 20 000 loại (theo Coinmarketcap com)

Kèm theo đó là các quỹ đầu tư, các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tập đồn cơng nghệ, cơng ty giải trí, cũng tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa

Giá trị vốn hóa thị trường: Giá trị vốn hóa ban đầu của thị trường tiền mã

hóa là rất nhỏ Năm 2013, giá trị vốn hóa của tồn bộ thị trường tiền mã hóa chỉ là hơn 10 tỷ USD Đến tháng 11/2021, giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa đạt mức kỷ lục gần 3000 tỷ USD và hiện nay đạt khoảng xấp xỉ 1000 tỷ USD (theo Coinmarketcap com) Tuy giá trị vốn hóa khơng phải lúc nào cũng tăng, nhưng xét trên bình diện tổng thể và so sánh với thị trường chứng khoán, thị trường vàng… thì rõ ràng là giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa ngày càng tăng

-Pháp luật quản lý của các nước

Từ khi Bitcoin ra đời (năm 2008) tới nay, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận Bitcoin và tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn Mặc dù không nhiều các quốc gia thừa nhận là tiền tệ quốc gia nhưng có rất nhiều quốc gia trên thế giới coi tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn, là hàng hóa, tài sản, cơng cụ tài chính, là chứng khốn… để tận dụng được những tính năng ưu việt mà tiền mã hóa mang lại, đồng thời ngày càng hồn thiện hơn về chính sách quản lý nó Thậm chí đã có quốc gia coi Bitcoin là tiền tệ chính thức Một số quốc gia trước kia cấm sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn thì nay đã chuyển sang chấp nhận

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w