41 Thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam
414 Thực tế quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam
Tại Việt Nam cho đến nay đang có khoảng trống pháp lý liên quan đến tiền mã hóa Tại các văn bản pháp luật về tín dụng ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng, pháp luật về ngoại hối và các quy định pháp luật liên quan thì tài sản mã hóa hay tiền mã hóa khơng được xem là tiền hay là phương tiện thanh toán Trong thực tế, những giao dịch liên quan đến tiền mã hóa vẫn diễn ra và khơng có quy định pháp lý, những vụ việc vẫn phát sinh nhưng khơng có căn cứ để xử lý vi phạm Yêu cầu thực tiễn và khoảng trống pháp lý đặt ra khi đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành cho thấy rất cần hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh về tiền mã hóa Nhưng đây là vấn đề mới tại Việt Nam và thế giới nên sẽ là thách thức đặt ra với hoàn thiện quy định pháp luật Hiện nay khung pháp lý để thử
nghiệm công nghệ ngân hàng vẫn đang được ngân hàng nhà nước nghiên cứu, hoàn thiện
Tháng 2/2014, trong một tuyên bố chính thức, Ngân hàng Nhà nước đã xác định tính chất ẩn danh của các giao dịch và giao dịch Bitcoin như là cách tiềm năng cho các hoạt động bất hợp pháp (rửa tiền, ma túy bất hợp pháp, trốn thuế, vv) Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố rằng kể từ khi đồng tiền không được quản lý một quốc gia hoặc tổ chức nào, những nhà đầu tư sẽ phải chịu áp lực về bất kỳ sự bùng nổ nào liên quan đến Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, do đó đã cảnh báo rõ ràng các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam không nên đầu tư hoặc sử dụng các dịch vụ kết nối với Bitcoin và các loại tiền mã hóa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát đi thơng cáo báo chí, trong đó lưu ý rằng: Việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh tốn khơng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Ngày 21/8/2017 Ngân hàng Nhà nước có Cơng văn số 5747/NHNN-PC gửi Văn phịng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định: Bitcoin cũng như các loại tiền mã hóa tương tự khác khơng phải là tiền tệ hợp pháp và khơng phải là phương tiện thanh tốn hợp pháp theo quy định chung của pháp luật Việt Nam và nhấn mạnh việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền mã hóa Bitcoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền mã hóa
Trước những diễn biến khó lường và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, tiền ảo tại Việt Nam, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản mã hóa, tiền mã hóa Theo Quyết định này, việc hồn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:
(i) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;
(ii) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm sốt có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản mã hóa, tiền mã hóa;
(iii) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản mã hóa, tiền mã hóa để nhận diện, xây dựng, hồn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế
Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu: (i) Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản mã hóa, tiền mã hóa, theo kinh nghiệm nước ngồi và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trị của tài sản mã hóa, tiền mã hóa và tác động của tài sản mã hóa, tiền mã hóa tới pháp luật;
(ii) Rà sốt, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản mã hóa, tiền mã hóa, của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản mã hóa, tiền mã hóa nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử;
(iii) Phân cơng trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra
Như vậy, Quyết định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết, cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa tại Việt Nam
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền mã hóa,
Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác Chỉ thị đã đề cập đến những rủi ro và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, tiền ảo trong thời gian vừa qua như: Người chơi tiền mã hóa dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền mã hóa cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo ); hoạt động đầu tư, mua bán tiền mã hóa, huy động vốn qua phát hành tiền mã hóa (ICO); đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền mã hóa để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an tồn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia
Trên cơ sở những cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, tiền ảo, Chỉ thị đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
- Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền mã hóa, tiền ảo
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền mã hóa Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa, tiền ảo
Báo cáo số 27/BC-BTP ngày 17/02/2021 về tình hình triển khai Quyết định số 1255, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo để nghiên cứu, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, giám sát các hoạt động phát hành, giao dịch đối với các tài sản ảo thuộc lĩnh vực chứng khoán; đồng thời đang nghiên cứu đề tài ―Xây dựng khn khổ pháp lý
quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam‖
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đối với nhiệm vụ đầu mối nghiên cứu thí điểm sử dụng tiền ảo trên công nghệ Blockchain được nêu tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN, NHNN đang nghiên cứu các vấn đề liên quan về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
Tóm lại cũng đã có rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan đối với tiền mã hóa và tài sản mã hóa…có thể thấy sự phát triển của tiền mã hóa là xu hướng tất yếu của xã hội tương lai, đi kèm với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thơng Tiền mã hóa có thể trở thành phương tiện trao đổi, thanh toán mới của thế giới, khi tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa dường như đang ở mức cao nhất so với trước đây, khi công chúng đã thể hiện mức độ chấp nhận tiền mã hóa như một phương tiện giao dịch khả thi Việc chấp nhận tiền mã hóa cũng đang đi theo con đường tương tự như Internet thương mại xuất hiện vào khoảng 1989- 1990 Nếu xem sự ra đời và phát triển của tiền mã hóa là tất yếu khách quan Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị và đưa ra những kịch bản, giải pháp phù hợp, thận trọng để nắm bắt xu thế của thế giới Với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, sự xâm nhập và lan tỏa nhanh chóng của tiền mã hóa cũng như thừa nhận thị trường điện tử và xây dựng khung pháp lý về quản lý thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam là xu thế tất yếu19