23 Một số gợi ý chính sách quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 154 - 179)

gian tới

Xây dựng pháp luật bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ là một thách thức không chỉ với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam việc quản lý, giám sát tiền mã hóa đang ở giai đoạn sơ khai, do đó bài tốn đặt ra là làm thế nào để theo kịp dịng chảy phát triển của khoa học cơng nghệ, tận dụng được những thành tựu công nghệ để phát triển kinh tế trong dài hạn Biến thách thức thành cơ hội để rút ngắn quá trình phát triển trong nền kinh tế số hiện nay Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vơ cùng nhanh chóng, vượt bậc của khoa học và công nghệ, nền kinh tế số trong thế giới mạng cũng phát triển không ngừng Trong nền kinh tế số đó, rất nhiều loại hàng hố, dịch vụ mới được hình thành, tạo ra những khoảng trống về mặt pháp lý cần có sự điều chỉnh, mà tiền mã hóa là một ví dụ cụ thể Để tận dụng những cơ hội to lớn mà khoa học và công nghệ mang lại, Việt Nam cần xây dựng và ban hành mới hoặc là sửa đổi pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hình thức giao dịch mới, các loại tài sản mới nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia Cách mạng cơng nghiệp 4 0 u cầu pháp luật phải có sự điều chỉnh để đáp ứng những địi hỏi của xã hội hiện đại Trong q trình hồn thiện khung pháp luật điều chỉnh đối với tiền mã hóa, trong phạm vi hạn hẹp của luận án này tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất,cần có một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tiền mã hóa

Cần đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền mã hóa để xác định phạm vi đối tượng tiền mã hóa được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan Cần ghi nhận tiền mã hóa là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự - tài sản kỹ thuật số Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm―các loại tài sản khác do pháp luật quy định‖ Việc pháp luật ghi nhận tiền mã hóa là một loại tài sản là hướng đi

phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, xác định được tình trạng pháp lý của tiền mã hóa cũng sẽ là cơ sở vững chắc, tạo nền móng cho q trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan, như quản lý hoạt động ICO, IPO, sàn giao dịch, thuế đối với tiền mã hóa, tiền ảo Đây đều là những lĩnh vực có ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế trong nước và đời sống giao lưu dân sự ở phạm vi nội địa hay liên quốc gia Một khung pháp lý hợp lý, toàn diện dựa trên nền tảng xác định tiền ảo là một loại tài sản sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền mã hóa, tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản )

Thứ hai, cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hồn thiện khn khổ pháp lý quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam

Thách thức này địi hỏi, Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu và phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ Cơng thương để hồn thiện khn khổ pháp lý quản lý đối với tiền điện tử Việc sớm hồn thiện khn khổ pháp lý của tiền điện tử cũng sẽ là cơ sở vững chắc, tạo nền móng cho q trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan, như quản lý hoạt động ICO, sàn giao dịch, thuế đối với tiền điện tử Như vậy, với sự phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, cơng nghệ Blockchain, sự lan tỏa nhanh chóng của các loại tiền mã hóa ở Việt Nam đã hiện hữu và diễn biến phức tạp Do đó, nếu khơng thực hiện việc kiểm sốt hiệu quả tiền mã hóa này thì rủi ro khơng chỉ cho những nhà đầu tư mà cho cả hệ thống tài chính Thách thức này địi hỏi, Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu và phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an để sớm hồn thiện khn khổ pháp lý về tiền mã hóa

Thứ ba, cần coi tiền mã hóa là một loại tài sản đặc biệt lưu thơng có điều kiện Tiền mã hóa có một đặc điểm là tính ẩn danh rất cao, việc kiểm

sốt danh tính của chủ sở hữu các ví tiền mã hóa rất khó Điều này dẫn đến thực trạng, hoạt động liên quan đến tiền mã hóa trong cả các giao dịch thông

thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm sốt Vì vậy, cơ chế pháp lý đối với tiền mã hóa cũng khơng thể tương đồng như với các loại tài sản thông thường, mà cần phải coi tiền mã hóa là một loại tài sản đặc biệt lưu thơng có điều kiện Cụ thể, đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch tiền mã hóa cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng như: Đăng ký quyền sở hữu tài khoản; lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch; đăng ký giao dịch, đăng ký thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, mơi giới tiền mã hóa; tn thủ các ngun tắc về kế tốn, kiểm toán đối với tài sản trong doanh nghiệp; tuân thủ các quy định về nghĩa vụ thuế liên quan đến sở hữu và giao dịch tiền mã hóa; tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền Để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp, kiểm soát được một cách tối đa các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia, Việt Nam chỉ nên công nhận các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa đối với các ví giao dịch được đăng ký và có danh tính Cấm tuyệt đối các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa ẩn danh và xa hơn, có thể áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự đối với các chủ thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa khơng đăng ký

Thứ tư, trước mắt chưa nên cơng nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chấp nhận tiền mã hóa là

phương tiện thanh tốn sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ ở Việt Nam Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương như vấn đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô, lạm phát, nguồn cung tiền, lãi suất, tỷ giá Vì vậy, mặc dù có một số quốc gia trên thế giới thừa nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn thì trong giai đoạn hiện nay, khi mà điều kiện về cơ sở hạ tầng cơng nghệ, tài chính và nhận thức của người dân chưa cao, để đảm bảo an ninh tiền tệ, ngăn chặn rủi ro xảy ra đối với các hoạt động liên quan

đến tiền mã hóa, chúng tôi cho rằng Việt Nam chưa nên ghi nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn Trong tương lai gần, khi nền tảng cơng nghệ, thị trường tài chính đã phát triển, sự tồn tại và phát triển của tiền mã hóa đã ổn định thì lúc đó Việt Nam mới tính đến việc cân nhắc, xem xét tiền điện có là một phương tiện thanh tốn hay khơng

Thứ năm, cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng (ICO) của các tổ chức, cá nhân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018) thì: ―Chứng khốn là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khốn được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn;

c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;

d) Các loại chứng khốn khác do Bộ Tài chính quy định‖

Như vậy, nếu tiền mã hóa được cơng nhận là tài sản thì tiền mã hóa cũng hồn tồn có thể được xác định là chứng khoán theo Luật Chứng khoán và các hoạt động ICO sẽ được điều chỉnh bởi Luật Chứng khốn Tuy nhiên, khi tiền điện tủ được cơng nhận là chứng khốn cũng sẽ có những nét đặc thù hơn so với các loại chứng khốn khác, bởi nó chỉ tồn tại trên mơi trường kỹ thuật số Vì vậy, trong thời gian tới, cũng cần tính tới việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật chứng khốn liên quan đến điều kiện chào bán, hình thức chào bán, đăng ký chào bán, thủ tục chào bán, hồ sơ chào bán, công bố thơng tin, báo cáo tài chính đối với tiền mã hóa Khi pháp luật điều chỉnh các hoạt động ICO đối với tiền mã hóa được rõ ràng, các hoạt động này trên thực tế sẽ được kiểm sốt Khi đó, các doanh nghiệp phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện và được cấp phép Điều này sẽ góp phần

hạn chế rất lớn các hoạt động ICO đa cấp, mang tính chất lừa đảo, đồng thời hạn chế được các rủi ro khác Việc cho phép kiểm soát và phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng sẽ tạo điều kiện cho các Start up công nghệ Việt Nam nhất là trong lĩnh vực cơng nghệ Blockchain sẽ có mơi trường phát huy những lợi thế của bản thân và giúp Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế của tiền mã hóa để tạo một mơi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn không chỉ cho các Start up Việt Nam mà cho cả những Start up quốc tế

Thứ sáu, cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền mã hóa

Tương tự với các loại chứng khốn khác, khi được cơng nhận là tài sản mã hóa thì tiền mã hóa cũng có thể được giao dịch thơng qua các sàn giao dịch Tuy nhiên, do đặc trưng của tiền mã hóa là chỉ tồn tại trên mơi trường kỹ thuật số, có tính ẩn danh rất cao, các giao dịch về tiền mã hóa được thực hiện trên một nền tảng công nghệ mới - công nghệ Blockchain, Việt Nam nên nghiên cứu, hợp tác và học tập các quốc gia có quan điểm thân thiện với tiền điện tử để thành lập các sàn giao dịch tiền mã hóa độc lập và riêng biệt để các chủ thể giao dịch tiền mã hóa tại các sàn này Sàn giao dịch tiền mã hóa địi hỏi một hạ tầng cơng nghệ thơng tin khác biệt, trình độ cao, có sự quản lý đặc thù, những người am hiểu khơng chỉ lĩnh vực tài chính mà cịn cả lĩnh vực cơng nghệ Khi đã thiết lập các sàn này, Nhà nước cần kiểm sốt thơng qua việc yêu cầu đăng ký tài khoản cá nhân cũng như đăng ký kinh doanh đối với chủ thể tham gia giao dịch tiền mã hóa, nên học tập các mơ hình như Hàn Quốc và Nhật Bản là chỉ có các sàn giao dịch được Ngân hàng bảo lãnh dưới sự giám sát của một cơ quan Chính phủ Trước hết để tránh rủi ro cho hệ thống tài chính quốc gia, rủi ro cho các nhà đầu từ chúng ta có thể giới hạn mức giao dịch theo ngày hoặc theo khối lượng giao dịch… để có thể kiểm sốt được chặt chẽ số lượng các giao dịch tiền mã hóa Việc lập sàn giao dịch không chỉ phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư, để từng bước kiểm soát thị trường tiền mã hóa và có thể quản lý nó một cách bền vững và hiệu quả mà nó cịn

đem lại những khoản thu cho ngân sách quốc gia thơng qua các chính sách thuế đối với hoạt động giao dịch tiền mã hóa

Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, hầu hết các quốc gia đều đánh thuế đối với tiền mã hóa như Anh, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Australia Thực trạng về tiền mã hóa và kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra rằng, hồn tồn có cơ sở để tính thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại áp dụng một loại thuế và mức thuế khác nhau đối với tiền mã hóa tùy thuộc vào đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước Phù hợp với xu thế chung đó, pháp luật về thuế Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh, quy định cụ thể về sắc thuế và cách tính thuế đối với loại tài sản mới này

Thứ bảy, tiến hành nghiên cứu phát hành Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của tiền

tệ Tuy đây là một dạng tiền kỹ thuật số, sử dụng dữ liệu điện tử hoặc mã bảo mật (token) để thay thế tiền mặt, song khác với các loại tiền mã hóa khác, CBDC do cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia phát hành và quản lý Như vậy điểm khác nhau căn bản là tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương là do Nhà nước quản lý cịn tiền mã hóa là do tổ chức và cá nhân nắm giữ khơng phụ thuộc vào Chính phủ Tiền kỹ thuật số của NHTW cịn là cầu nối giữa tiền tệ truyền thống với tiền mã hóa, nó sẽ thực hiện chức năng như như các loại Sablecoin hiện nay nhưng được bảo lãnh bởi ngân hàng trung ương thay vì phụ thuộc vào các tổ chức phát hành như hiện nay mà không làm mất đi lợi thế trong giao dịch giống như tiền mã hóa

Từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có những biện pháp ứng phó đối với nhu cầu sử dụng tiền mã hóa ngày càng gia tăng thơng qua một số quy định liên quan đến việc quản lý tài sản số, tiền ảo và tiền kỹ thuật số Hành trình này vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay Căn cứ theo Quyết định 942/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành ngày 15/6/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã được giao vai trò nghiên cứu và thí điểm sử dụng tiền kỹ thuật số,

dựa trên cơng nghệ blockchain, trong vịng 3 năm tới Những tiến triển trên cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có quan điểm cởi mở hơn về các loại tiền kỹ thuật số Mặc dù chương trình thí điểm tiền kỹ thuật số vẫn chưa có thời gian cụ thể, động thái của các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam sẽ là tâm điểm trong thời gian tới

Thứ tám, cần có các chính sách nâng cao nhận thức của xã hội về tiền mã hóa Theo các thống kê chính thức và khơng chính thức thì số lượng

người Việt Nam quan tâm đến tiền mã hóa là rất lớn Khn khổ pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp đối với nhu cầu của người dân đối với tiền mã hóa Mặc cho NHNN đã cấm tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn nhưng khơng có quy định nào cấm người dân tiến hành khai thác, lưu giữ và đầu tư…trong khi đó tất cả các giao dịch của tiền mã hóa là những giao dịch xuyên biên giới và trên nền tảng internet Do đó để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhà đầu tư đối với tiền mã hóa thì trước mắt Nhà nước cần có các chính sách nâng cao nhận thức đối với tiền mã hóa và những vấn đề liên quan đến tiền mã hóa bằng cách đẩy mạnh cơng tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp cảnh giác khi được mời chào tham gia các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa khi

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 154 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w