Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 31 - 35)

Hiện nay tại Việt Nam đã có những nghiên cứu ban đầu về tiền mã hóa nhưng những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về tiền mã hóa một cách hệ thống, tồn diện vẫn cịn rất khiêm tốn, Các nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là khía cạnh pháp lý của tiền mã hóa Bitcoin ở Việt Nam hiện cịn rất hạn chế, chủ yếu mới tồn tại ở một số bài viết tổng quan, nêu vấn đề chung trên các tạp chí chuyên ngành,

Việt Nam cũng đã có những chú ý và chuẩn bị nhất định để thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án Hồn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo được phê duyệt bởi Quyết định 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan (i) Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; và (ii) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản mã hóa, tiền ảo, tiền mã hóa

Một số các nghiên cứu về tiền mã hóa đã được cơng bố tại Việt Nam, bao gồm:

Về lịch sử hình thành, thực trạng khung pháp lý đối với tiền mã hóa

- Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2015) có bài viết: ―Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên thế giới và định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam‖ Bài viết tập trung phân tích và bình luận về bản chất của tiền mã hóa (điển hình là Bitcoin) và vị trí pháp lý của loại tiền này tại Việt Nam thông qua các so sánh với các quốc gia như Pháp (Châu Âu) và Thái Lan, từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này Cụ thể, bài viết chỉ ra rằng tại Pháp, tiền mã hóa được xem là một loại tài sản, tuy rằng hiện tại luật của Pháp vẫn chưa thừa nhận khả năng thanh toán bằng tiền mã hóa cho mọi giao dịch, dù trên thực tế nó có thể quy đổi ra thành tiền Cịn tại Thái Lan, tiền mã hóa đã được xem như một loại chứng khốn và có thể giao dịch trên sàn chứng khốn Trong khi đó tại Việt Nam, mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên với những quy định hiện hành, tiền mã hóa đã đủ được xem là một loại quyền tài sản được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 Và do đó, mặc dù khơng được sử dụng làm phương tiện thanh tốn như tiền pháp định, nhưng tiền mã hóa có thể là đối tượng của các hoạt động trao đổi, giao

dịch như một loại chứng khốn theo mơ hình của Thái Lan Việc quản lý tiền mã hóa theo mơ hình chứng khốn như trên sẽ giúp Việt Nam kiểm sốt được tối đa các giao dịch tiền mã hóa bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố Bên cạnh đó, việc cơng nhận giao dịch tiền mã hóa dưới hình thức chứng khốn cịn giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các giao dịch và thu nhập có được từ các giao dịch đó

- Hồng Thị Tâm (2018), ―Tiền ảo và thực trạng quản lý tiền ảo ở một số quốc gia trên thế giới‖ tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về tiền ảo từ khái niệm, các cách phân loại, đến những lợi ích và rủi ro khi sử dụng tiền ảo Thực trạng sử dụng và quản lý tiền ảo ở một số quốc gia trên thế giới cũng được đề cập tới Mỹ và Nhật Bản coi việc sử dụng tiền ảo là hợp pháp và đưa ra các bộ luật để điều chỉnh hoạt động này Ngược lại, chính phủ Trung Quốc cấm hồn toàn các hoạt động liên quan đến tiền ảo Qua đó, bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị cho việc quản lý tiền ảo tại Việt Nam

- Trang Ngọc (2014) nghiên cứu lịch sự hình thành và phát triển của Bitcoin và đánh giá chung thị trường Bitcoin trên thế giới Qua đó, tác giả nhận thấy thị trường Bitcoin đang phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam

Võ Đình Trí (2017) đề xuất cần có các khu vực thử nghiệm cho Bitcoin Nguyễn Duy Hưng (2017) đưa ra quan điểm ―Phải nhanh có khung pháp lý sau vụ kiện truy thu thuế tiền mã hóa Bitcoin‖ Trong đó, tác giả cho rằng Việt Nam cần sớm có khung pháp lý thừa nhận Bitcoin là một loại hàng hóa Tại tọa đàm ―Bitcoin và làn sóng blockchain‖ (năm 2018), Nguyễn Khắc Quốc Bảo, cho rằng nhà đầu tư không quan tâm đến công nghệ Blockchain mà chỉ quan tâm đến việc đầu tư giá lên, giá xuống Ơng cho rằng rõ ràng họ xem đó là một loại tài sản để đầu cơ Nhiều chuyên gia kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng có khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động này, qua đó minh bạch được thị trường mua bán, kiểm soát được các hoạt động phạm tội, giảm thiểu rủi ro của những người tham gia và quan trọng nhất là Nhà nước kiểm soát được hoạt động và thu được thuế

- Bài viết của Trần Văn Biên, Nguyễn Minh Oanh (2020):‖ Tiền ảo và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay‖ đã tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc

tế về tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế

Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu: một là nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trị của tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo tới pháp luật Hai là rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền mã hóa, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm sốt, giảm thiểu các rủi ro này nhưng khơng được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử Ba là phân cơng trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra

Về phân biệt tiền mã hóa với các loại tiền kỹ thuật số và tác động của tiền mã hóa đối với chính sách tiền tệ và thị trường tài chính

Lê Thị Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thanh Tùng (2018) có bài viết ―Tiền mã hóa và thách thức đối với chính sách tiền tệ‖ nêu rõ vai trị và tác động của tiền mã hóa đối với chính sách tiền tệ Sự phát triển của tiền mã hóa nói chung và biến động giá mạnh mẽ của Bitcoin nói riêng trong thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận Tiền mã hóa xuất hiện đã và đang tạo ra nhiều thách thức trong việc thực thi chính sách tiền tệ, kiểm sốt dòng tiền, rủi ro phát sinh trong giao dịch tài chính và an tồn của hệ thống ngân hàng Bài viết phân tích, đánh giá thách thức và đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của tiền mã hóa đối với việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đặng Vương Anh (2018) ―Ảnh hưởng của tiền mã hóa đối với thị trường tài chính, tiền tệ‖ Tác giả giải thích lý do sử dụng thuật ngữ tiền mã hóa thay cho tiền điện tử và tiền ảo, đồng thời đặt ra những thách thức của tiền mã hóa đối v ới mơ

hình tài chính, ti ề n t ệ ngân hàng truyề n th ống đồng th ời đưa ra mộ t s ố khuyế n ngh ị về quả n lý phát hành và giao d ịch tiề n mã hóa cho Vi ệ t Nam

Trần Vương Thịnh (2018) phân biệt khái niệm tiền mật mã với các loại tiền kỹ thuật số khác, phân tích ý tưởng về loại tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành Tác giả cũng phân tích lợi ích và rủi ro khi NHTW phát hành và lưu thơng tiền kỹ thuật số

Về vai trị giám sát, quản lý của các cơ quan tài chính đối với các hoạt động của tiền mã hóa

- Bài viết của Phan Hồi Dương (2014) ―Tiền ảo, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố‖ đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền ảo như định nghĩa và phân loại tiền ảo, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến tiền ảo như rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố (cơ chế, nguyên nhân ), đồng thời đề ra cách tiếp cận và hướng quản lý trước mắt

Phạm Thị Thái (2021) ―Quan điểm quản lý, sử dụng Bitcoin trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam‖ nghiên cứu chính sách quản lý Bitcoin của các nước trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam Theo tác giả, để quản lý, giám sát hiệu quả tiền mã hóa và hạn chế tác động tiêu cực của nó tới thị trường tiền tệ, đồng thời thúc đẩy q trình thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt, thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng tới một số vấn đề sau: Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hồn thiện khn khổ pháp lý quản lý tiền mã hóa tại Việt Nam Thứ

hai, tận dụng thế mạnh của cơng nghệ đằng sau tiền mã hóa, thay vì tập trung nhiều

vào việc thắt chặt loại tiền này Thứ ba, có các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ chun gia tài chính, chun gia mã hóa và bảo mật; nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của Bitcoin cũng như các loại tiền điện tư khác Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, DN cảnh giác khi được mời chào tham gia các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa…Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa xuyên biên giới

- Lê Hải Bình (2018) ―Các biện pháp quản lý tiền thuật toán‖ tác giả đã đưa ra tổng hợp về việc quản lý tiền mã hóa của một số các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản…trong đó nêu nên những quy định

pháp lý, những cơng cụ quản lý, chính sách thuế của các quốc gia đối với lợi nhuận thu được từ tiền mã hóa khi coi nó là phương tiện thanh tốn hoặc là hàng hóa Tác giả cũng đưa ra những tác động của chính sách quản lý đối với tiền mã hóa và kiến nghị trong việc xây dựng chính sách để quản lý tiền thuật toán

- Lê Thị Ngọc Tú (2018) ―Quản lý, giám sát tiền mã hóa và gợi ý chính sách cho Việt Nam‖ Tác giá đưa ra những rủi ro về tiền mã hóa trong đó nhấn mạnh các rủi ro về giao dịch như biến động mạnh về giá, rủi ro về các hoạt động rửa tiền và tài trợ các hoạt động bất hợp pháp và các rủi ro liên quan đến công nghệ Blockchain như là cơ chế đồng thuận và bảo mật thông tin…đồng thời tác giả cũng đưa ra mơ hình quản lý của các quốc gia Châu âu, Châu á, Mỹ và một số các tổ chức quốc tế như ECB, IMF, BIS… và cuối cùng là đưa ra các gợi ý chính sách đối với Việt Nam trong việc quản lý tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (cryptoccurency) kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w