CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.2 Thực nghiệm
2.2.2 Dụng cụ thiết bị và hóa chất
Sắc ký cột thường (CC): sử dụng cột thủy tinh có kích thước cột khác nhau với các chất hấp phụ khác nhau bao gồm: silica gel cỡ hạt 0.040 – 0.063 mm (Merck, Đức), hạt diaion HP-20 (Mitsubishi, Nhật), RP C18 silica gel cỡ hạt 150 m (YMC), Sephadex LH-20 cỡ hạt 25 – 100 μm (Sigma-Aldrich).
Sắc ký bản mỏng (TLC): bản nhôm tráng sẵn silica gel 60 F254 độ dày 0.2 mm (Merck), pha đảo RP 18 – 60 F254S (Merck) độ dày 0.2mm. Thuốc hiện bản mỏng: Vanillin + H2SO4; đèn UV (λ = 254-366nm).
Góc quay cực được ghi trên máy JASCO P-2000 Polarimeter (Hachioji, Tokyo, Japan).
Phổ lưỡng sắc tròn (CD) được ghi trên máy quang phổ Chirascan (Applied Photophysics, UK).
Phổ HR-QTOF-MS được ghi trên máy Agilent 6530 Accurate-Mass (CA, USA). Phổ FT-IR được ghi trên máy FTIR Affinity-1S (Shimazu, Japan).
Trang 18
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ghi trên máy của hãng Bruker Avance-500 với chất nội chuẩn là tetramethylsilane (TMS), độ chuyển dịch hóa học δ biểu thị bằng ppm. Dung môi đo: CD3OD và DMSO-d6.
Tất cả các phổ đều được đo tại Viện Hóa - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Các thiết bị sử dụng: máy cô quay giảm áp, bể chiết siêu âm, bộ chưng cất dung môi,...
Các thiết bị thử nghiệm hoạt tính sinh học: đĩa 96 giếng nhựa (Corning, USA), pipette (Eppendorf), máy đọc ELISA 96 giếng (Biotek).
Hóa chất dùng trong nghiên cứu: n-hexane, ethyl acetate, methanol, dichloromethane, ethanol, acetone, acetic acid, H2SO4, vanillin, …Các dung môi dùng cho sắc ký đều được cất lại trước khi sử dụng.
Hóa chất dùng trong thử nghiệm hoạt tính sinh học: Chất tham khảo: Ellipticine, TCA (Sigma), SRB (Sigma). Các dòng tế bào do GS. TS. J. M. Pezzuto, Trường Đại học Long-Island, US và GS. Jeanette Maier Trường Đại học Milan, Italia cung cấp.