Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số hợp chất từ cây ráng đại (acrostichum aureum l ) ở việt nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

2.2.5Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập

2.2 Thực nghiệm

2.2.5Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập

được

Năm hợp chất phân lập được từ loài A.aureum được tiến hành đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở người theo phương pháp thử nghiệm SRB (sulforhodamine B) [35].

Các dòng tế bào được sử dụng cho nghiên cứu:

SK-LU-1(human lung carcinoma): Tế bào ung thư phổi MCF7 (human breast carcinoma): Tế bào ung thư vú

HepG2 (human heptatocellular carcinoma): Tế bào ung thư gan

a. Chuẩn bị mẫu

5 mẫu pha trong DMSO 100% ở nồng độ stock 20 mg/mL và nồng độ cuối cùng để tiếp xúc tế bào là 100, 20, 4, và 0.8 µg/mL.

b. Xác định tính độc tế bào (cytotoxic assay) đối với tế bào nuôi cấy dạng đơn lớp

Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt TBUT ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo phương pháp của [36]. Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số dựa vào mật độ quang học

Trang 25

(OD – Optical Density) đo được khi thành phần protein của tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau: + Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để điều

chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.

+ Chất thử đã pha ở các nồng độ được đưa vào các giếng của đĩa 96 giếng. Giếng khơng có chất thử nhưng có TBUT (190l) sẽ được sử dụng làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, giếng đối chứng ngày 0 tế bào sẽ được cố định bằng Trichloracetic acid – TCA 20%.

+ Ủ trong tủ ấm 72 giờ. Sau 72 giờ, tế bào được cố định bằng TCA trong 1 giờ, được nhuộm bằng SRB trong 30 phút ở 37 oC, rửa 3 lần bằng acetic acid rồi để khơ ở nhiệt độ phịng.

+ 10 mM unbuffered Tris base để hòa tan lượng SRB, lắc nhẹ trong 10 phút. + Đọc kết quả OD ở bước sóng 540 nm trên máy ELISA Plate Reader (Biotek).

+ Phần trăm ức chế sự phát triển của tế bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua công thức sau:

% inhibition = 100% − 𝑂𝐷𝑠𝑎𝑚𝑝𝑙𝑒 − 𝑂𝐷𝐷𝑎𝑦0

𝑂𝐷𝑛𝑒𝑔𝑎𝑡𝑖𝑣𝑒 𝑟𝑒𝑓𝑒𝑟𝑒𝑛𝑐𝑒− 𝑂𝐷𝐷𝑎𝑦0

- Phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine ở các nồng độ 10 g/ml; 2 g/ml; 0.4 g/ml; 0.08 g/ml được sử dụng như là chất đối chứng dương; - DMSO 10% luôn được sử dụng như đối chứng âm. Giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50%

sự phát triển) sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính TableCurve 2Dv4. - Hoạt tính gây độc tế bào được thử nghiệm tại viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam . Theo tiêu chuẩn của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI), cặn chiết được coi có hoạt tính tốt với IC50  20 μg/ml, trong khi chất tinh khiết được coi có hoạt tính tốt khi IC50  5 μM [37]. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư được trình bày ở bảng 7, chương III, trang 64.

Trang 26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập, xác định cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số hợp chất từ cây ráng đại (acrostichum aureum l ) ở việt nam (Trang 38 - 40)