6. Cấu trúc của đề tài
4.3.4. Giải pháp thực hiện năng lượng tái tạo
Để có thể phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp thiết thực, hiệu quả, có tính pháp lý, tạo ra bước đột phá để phát triển năng lượng tái tạo , đó là:
- Sớm xây dựng Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn, dài hạn phát triển năng lượng tái tạo với những chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.
- Xác định nghiên cứu triển khai về năng lượng tái tạo là nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên, được đầu tư mạnh mẽ, thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lưc khoa học công nghệ về năng lượng tái tạo.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và khoa học công nghệ năng lượng tái tạo.
- Tích cực tham gia các chương trình, hiệp định về hệ thống năng lượng Mặt Trời, hệ thống năng lượng gió, hệ thống năng lượng đại dương của Ủy ban năng lượng quốc tế.
- Báo cáo quốc gia hàng năm về các hoạt động năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, đầu tư, môi trường, thuận lợi, khó khăn…
- Thành lập Ủy ban quốc gia năng lượng tái tạo gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để điều phối, đánh giá, theo dõi và báo cáo hàng năm về biến động năng lượng tái tạo sơ cấp và thứ cấp tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành công nghiệp năng lượng. Năng lượng giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển của Việt Nam, là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của Việt Nam. Năng lượng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và thương mại. Năng lượng cũng là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng. Đặc biệt là nguồn tài nguyên than, dầu khí và tiềm năng về thủy điện. Bên cạnh đó nước ta còn tiềm năng lớn về năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt… Cùng với những thuận lợi về kinh tế - xã hội nên công nghiệp năng lượng nói chung và các phân ngành năng lượng nước ta nói riêng đã có được sự phát triển nhanh và đúng hướng, đáp ứng cơ bản về nhu cầu kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, tiêu thụ năng lượng hiện đại và tiêu thụ năng lượng bình quân trên đầu người thấp. Các nguồn tài nguyên năng lượng vẫn chưa được khai thác hết. Quá trình CNH – HĐH, chương trình điện khí hóa nông thôn, phát triển thương mại dịch vụ, hội nhập kinh tế quốc tế… sẽ đòi hỏi và tạo điều kiện để công nghiệp năng lượng phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.
Phát triển công nghiệp năng lượng nước ta trong những năm gần đây đem lạilợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội đồng thời khai thác tốt hơn lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong tương quan với quy mô dânsố và nền kinh tế, trong tương lai việc đảm bảo cân bằng năng lượng là vấn đề không dễ dàng. Song song với đó là những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển công nghiệp năng lượng tới kinh tế - xã hội và môi trường. Những định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược của công nghiệp năng lượng Việt Nam trong giai đoạn tới nhằm phát triển năng lượng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là:
- Tiếp tục mở rộng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng cơ bản để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, trước hết đầu tư tập trung cho khai thác khí để phát điện, sản xuất phân bón, nhu cầu công nghiệp và gia dụng.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng đã được khai thác với một phương thức hợp lí hơn: tiết kiệm trong tất cả các khâu từ khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ năng lượng; thiết lập một cơ cấu sử dụng năng lượng hợp lí.
- Thực thi các chiến lược và chính sách phù hợp trong lĩnh vực năng lượng nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển, nhất là các chính sách huy động vốn, chính sách giá năng lượng và ứng dụng kĩ thuật mới trong phát triển năng lượng.
- Tích cực nghiên cứu để có thể khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, địa nhiệt, gió, sinh khối…) và kể cả năng lượng hạt nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Minh Hải, “Địa lí các ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học địa lí, Đại học Sư pham Hà Nội (2001)
2. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức, “Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt
Nam, tập 1: Phần đại cương”, NXB Giáo Dục (2000)
3. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, NXB Đại học Sư phạm (2004)
4. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, “Địa lí kinh tế - xã hội đại
cương”,NXB Đại học Sư phạm (2008)
5. Trần Ngọc Toản,“Dầu khí vững bước vào thế kỉ XXI, kinh tế Việt Nam và thế giới 2000 – 2001”,thời báo kinh tế Việt Nam (12/2002)
6. Tổng cục thống kê, “Niên giám thống kê Việt Nam”các năm từ 1976–2010 7. Tổng công ti dầu khí Việt Nam,“Tạp chí dầu khi”
8. Trần Văn Trị, “Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2000)
9. WB, “Đảm bảo năng lượng cho sự phát triển của Việt Nam, những thách thức mới đối với ngành năng lượng”,trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (1999) 10. WebSite:http://www.gso.gov.vn, http://tapchitaichinh.vn
PHỤ LỤC ẢNH
Ảnh 1: Khai thác dầu khí
Ảnh 3: Khai thác than lộ thiên
Ảnh 5: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ảnh7: Bình nước nóng sử dụng năng lượngMặt Trời