Các nguồn năng lượng khác

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.4. Các nguồn năng lượng khác

- Nguồn địa nhiệt: theo nghiên cứu của ngành địa chất, nước ta có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt từ 30 – 1050C, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia địa chất mới chỉ đánh giá được 29 điểm từ Quảng Bình đến Vũng Tàu có khả năng xây dựng các nhà máy, các địa điểm: Suối Bang, Nghĩa Thắng, Mộ Đức, Hội Vân, Tu Bông và Bảnh Thạch đã được khảo sát và nghiên cứu phát triển nguồn điện với công suất 112 KW. Như vậy, tiềm năng năng lượng địa nhiệt ở nước ta trong tương lai có thể khai thác với công suất khoảng 340 KW.

- Năng lượng gió: tiềm năng năng lượng gió nước ta được đánh giá vào khoảng 800 – 1400 KWh/m2/năm ở các hải đảo, 500 – 100 KWh/m2/năm ở duyên hải và Tây Nguyên, dưới 500 KWh/m2/năm ở các vùng khác. Hiện nay nước ta đang triển khai các dự án điện gió ở huyện Bạch Long Vĩ (800 KW), Quy Nhơn (15 KW), huyện đảo Phú Quốc (10 MW), Ninh Phước (625 MW), huyện đảo Lí Sơn… Dự kiến có thể xây dựng một số trạm điện gió vói quy mô vài chục MW ở vùng ven biển và hải đảo ở mền Trung và Nam Trung Bộ.

Dự báo tổng công suất điện gió có thể phát triển đạt tới 400 – 600 MW, vào khoảng năm 2025 nếu được khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, tiềm năng điện gió ở Việt Nam được đánh giá là không lớn do địa hình phức tạp ở những vùng có nhiều gió. Mặt khác, đặc điểm khí hậu phận mùa làm cho lưu lượng gió biến thiên lớn dẫn đến hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, ít có khả năng sử dụng động cơ vào mục đích phát điện.

- Năng lượng Mặt Trời: Nằm trong vành đai nội chí tuyến, nên năng lượng bức xạ Mặt Trời ở Việt Nam lớn và khá đồng đều. Tổng số giờ nắng của

nước ta khoảng 2000 – 2500 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm là 22 – 270C. Câm bằng bức xạ quanh năm dương (miền Bắc 56 Kcal/cm2/năm, miền Nam 112 Kcal/cm2/năm), tổng lượng bức xạ Mặt Trời khoảng 120 – 140 Kcal/cm2/năm. Như vậy, Việt Nam có nguồn năng lượng Mặt Trời rất dồi dào. Việc khai thác năng lượng Mặt Trời ở nước ta còn trong giai đoạn thử nghiệm với công suất nhỏ nên giá thành còn cao do giá thành lắp đặt pin Mặt Trời còn cao và yêu cầu bảo dưỡng tốn kém. Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, việc phát triển năng lượng Mặt Trời nước ta đang có triển vọng tốt, nhất là các vùng xa điện lưới quốc gia.

- Năng lượng hạt nhân: Theo kết quả tìm kiếm thăm dò đến tháng 3 năm 1997 trữ lượng Urani của nước ta khoảng 210 nghìn tấn U3O8 tương đương với 3 tỉ tấn than(nhiệt lượng 6000 Kcal/kg), trong đó có khoảng 50% có giá trị kinh tế và khả năng khai thác. Quạng Urani ở Nông Sơn có triển vọng khai thác nhiều nhất (trữ lượng tới hơn 100 nghìn tỉ tấn U3O8). Ngoài ra, còn phát hiện quặng Urani dạng mạch (Lai Châu), Urani trong đá phun trào (Hà Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lâm Đồng), Urani trong đá biến chất (Quảng Ngãi, Quảng Nam), Urani trong than (Quảng Nam, Thái Nguyên), Urani trong đất hiếm (Lào Cai, Cao Bằng). Đây sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để phát triển điện hạt nhân trong tương lai của nước ta.

Việt Nam đã có dự án xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử tại hai địa phương là Phước Ninh và Ninh Hải (Ninh Thuận) với công suất 200 MW, khi dự án hoàn thành (2017 – 2019) sẽ đáp ứng cân đối nhu cầu điện năng cho đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường từ các nguyên liệu hóa thạch, nâng cao vị thế của Việt Nam khi làm chủ được công nghệ hạt nhân.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn hạt nhân, huy động nguồn vốn, khả năng chế tạo nguyên liệu trong nước cũng như quản lí bã thải phóng xạ dài ngày, cường độ cao để chúng không thất thoát ra ngoài qua các biến động địa chất hiện đang là bài toán khó đối với ngành điện lực nước ta.

-Năng lượng sinh khối: Tiềm năng sinh khối của nước ta lớn, song không thể khai thác hết vào mục đích năng lượng, khả năng khai thác này được đánh giáở mức 17 –18 triệu TOE/ năm (tương đương khoảng 50 triệu tấn củi khô).

Tiềm năng lí thuyết của năng lượng khí sinh vật ở nước ta được đánh giá vào khoảng 440 nghìn TOE. Tuy nhiên, do tính phân tán và tình hình phát triển chăn nuôi, tiềm năng này chỉ có thể khai thác được 10%.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)