Các điều kiện tự nhiên khác

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.5. Các điều kiện tự nhiên khác

Ngoài các nhân tố quan trọng nhất là tài nguyên năng lượng các yếu tố tự nhiên khác chỉ có những ảnh hưởng không lớn hoặc chỉ gián tiếp đến sự phát triển và phân bố công nghiệp năng lượng.

-Địa chất, địa hình:

Do lịch sử hình thành lãnh thổ tự nhiên lâu dài và phức tạp đã để lại cho địa chất và địa hình nước ta có đặc điểm đa dạng và phong phú, Việt Nam có địa hình đa dạng bao gồm tất cả các dạng địa hình biển đảo, thềm lục địa, đồng bằng, trung du, miền núi. Khu vực miền núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, là nơi có nhiều hoạt động địa chất diễn ra mạnh chứa đựng trong lòng đất những nguồn nguyên liệu đáng kể cho ngành điện như: than, nguồn địa nhiệt và đây cũng là nơi có nguồn thủy năng lớn với nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng nhà máy thủy điện.

Nước tacó bờ biển dài, cứ cách 20km lại có 1 cửa sông, sóng biển và thủy triều chứa đựng nguồn năng lượng đáng kể. Song nguồn năng lượng này vẫn là dạng tiềm năng trong tương lai của Việt Nam. Vùng thềm lục địa nước ta hiện đang cung cấp một lượng khí lớn để phát triển công nghiệp năng lượng.

Bên cạnh đó, đặc điểm địa chất và địa hình nước ta cũng gây ra nhiều khó khăn, trở ngại lớn cho phát triển công nghiệp năng lượng đặc biệt là đối với ngành điện. Ở khu vực miền núi địa hình bị cắt xẻ mạnh gây khó khăn không nhỏ cho phát triển hệ thống truyền tải điện, khiến cho tỉ lệ tổn thất lưới điện lớn, phức tạp trongbảo dưỡng và bảo vệ lưới điện.

Cấu trúc địa chất nhiều nơi là đá vôi, trũng úng, lầy thụt gây khó khăn cho công tác thiết kế, thi công, xây dựng các công trình như các nhà máy thủy điện.

- Khí hậu mưa nhiều kết hợp với dạng địa hình chủ yếu là đồi núi ở nước ta nên tạo nên cho Việt Nam hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình khoảng 0,5 – 1 km/km2, kết hợp với địa hình nhiều đồi núi khiến cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện dồi dào.

Tuy nhiên, chế độ mưa mùa quá sâu sắc là cản trở lớn cho hoạt động của các nhà máy thủy điện nói riêng và sự vận hành của toàn hệ thống điện lực nói chung. Vào mùa khô, các nhà máy thủy điện công suất vận hành bị hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng điện năng tăng cao phải đáp ứng bằng hệ thống nhiệt điện khiến cho hệ thống điện lực nước ta phải có một lượng công suất dự phòng khá lớn, vừa tốn kém vừa vận hành phức tạp.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)