Công nghệp dầu khí

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 40 - 45)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Công nghệp dầu khí

rộng, từ đất liền đến thềm lục địa cho đến các vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Qua quá trình tìm kiếm, thăm dò có thể khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa.

Bảng3.2: Số giàn khoan thăm dòđang họat động của nước ta giai đoạn 1996 –2005

Năm 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Cả nước 4 3 3 7 7 8 7 10 12

Ngoài khơi 4 3 3 7 6 8 7 8 10

Đất liền 0 0 0 0 1 0 0 2 2

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam)

Công tác tìm kiếm thăm dò cho đến nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí là Sông Hồng, Phú Khánh, Cưu Long, Nam Côn Sơn,Mã Lai–Thổ Chu, Tư Chính –Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.

- Về khai thác dầu khí:

Một năm sau khi thành lập ngày 25 – 7 – 1976 ngành dầu khí đã phát hiện khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 tại vùng trũng Sông Hồng. Năm năm sau, tháng 6 –1981 dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất. Ngày 26 – 6– 1986 Liên doanh dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ. Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới, khẳng định một triển vọng hứa hẹn cho ngành công nghiệp dầu khí của đất nước. Kể từ đó, sản lượng khai thác dầu khíViệt Nam tăng lên không ngừng.

0 5 10 15 20 25 1986 1995 1997 1999 2001 2003 2004 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013 Triệu tấn 0 2 4 6 8 10 12 Sản lượng dầu Sản lượng khí

Hình 3.1: Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 1986 –2013

s

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ngày 26 – 6 – 1986, Việt Nam bắt đầu khai thác dầu và năm đó đạt 0,4 triệu tấn, đến năm 1994 khai thác được 7 triệu tấn, gấp 17,5 lần so với năm đầu tiên; năm 1995 khai thác gấp 19,5 lần; năm 1999 khai thác được 15,2 triệu tấn, gấp 38 lần và năm 2000 khai thác 15,86 triệu tấn, gấp 39,7 lần so với năm đầu tiên. Sản lượng khai thác dầu trong giai đoạn 1995 – 2006 luôn tăng qua mỗi năm. Năm 1996 tăng gần 9% so với năm 1995, năm 1997 tăng 14,5% so với năm 1996. Hai năm 1998 và 1999 sản lượng khai thác đều tăng ở mức 23%. Đỉnh điểm của sản lượng khai thác dầu là năm 2004 Việt Nam khai thác 20,4 triệu tấn, tăng lên 3 lần so với năm 1995.

Sau năm 2004 sản lượng các năm tiếp theo có xu hướng giảm dần từ 20,4 triệu tấn xuống 18,8 triệu tấn năm 2005 và 14,8 triệu tấn năm 2009. Trong năm 2005, sản lượng dầu thô của Việt Nam bình quân khoảng 37000 thùng/ngày, thấp hơn so với mức trung bình năm 2004 (vốn là 43000 thùng/ngày) gần 10%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do điều kiện địa chất một số mỏ diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện bất thường ở các mỏ như Rạng Đông, Rồng, Sư Tử Đen, mỏ Ruby, cụm mỏ PM – 3 và 46, Cái Nước, mỏ Đại Hùng. Hơn nữa sản

lượng mỏ Bạch Hổ sau 20 năm khai thác cũng có xu hướng giảm. Trong khi đó phần lớn sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam trong nhiều năm tập trung chủ yếu ở các vùng mỏ này. Từ năm 2009, sản lượng có xu hướng tăng từ 14,8 triệu tấn lên 15,1 triệu tấn năm 2010 và 16,7 triệu tấn năm 2013.

- Về khai thác và tiêu thụ dầu thô:

Nước ta hiện có 7 mỏ dầu đang được khai thác và tạo ra 7 loại dầu thô có thông số khác nhau từ các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, BungaKewa, Cái Nước và Sư Tử Đen. Nhìn chung cả 7 loại dầu thô này đều có chất lượng cao, đạt mức giá cao hơn dầu thô tiêu chuẩn Bent trên thị trường thế giới.

Sản lượng dầu khai thác tăng dần qua các năm và dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 1986, Tập đoàn dầu khí Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng mới chỉ đạt 0,4 triệu tấn, thì đến năm 2006 đã tăng lên 17,2 triệu tấn gấp 403 lần. Trong 9 năm từ 1985 – 1994 tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt được 20,97 triệu tấn, bình quân mỗi năm xuất khẩu 2,6 triệu tấn.

Năm 1989, Tập đoàn dầu khí đã xuất khẩu trên một triệu tấn dầu thô và đến năm 1997 đã dạt mức 10 triệu tấn. Từ đây, sản lượng dầu thô xuất khẩu luôn tăng nhanh.

Bảng 3.3: Sản lượng dầu thô của nước ta giai đoạn 1986 –2013

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm Sản lượng Năm Sản lượng

1986 40 1996 8803 1987 208 1997 10090 1988 688 1998 12500 1989 1520 1999 15217 1990 2700 2000 16291 1991 3950 2004 20051 1992 5500 2005 18519 1993 6300 2006 17200 1994 6900 2007 15910 1995 7620 2013 20194

Sản lượng xuất khẩu trong giai đọan tăng khá đều cùng với những biến đổi về giá dầu trên thị trường nên doanh thu cũng khác nhau. Nếu năm 1997 chúng ta xuất khẩu 9,7 triệu tấn và đạt doanh thu 19,5 nghìn tỉ đồng. Năm 1998 xuất khẩu gần 12 triệu tấn dầu và đạt hơn 19 nghìn tỉ đồng (tăng 22% sản lượng xuất khẩu, 2% doanh thu).

Chiếm tỉ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chắc chắn xuất khẩu dầu thô đã và sẽ là một trong những động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm tới.

Bảng3.4: Giá trị xuất khẩu dầu thô từ 1998 –2006

Năm 1998 1999 2000 2001 2003 2005 2006

Giá trị XK 1436,6 1246,6 2062,7 3493,9 3226 7383 8323

% so với tổng kim ngạch XK cả nước

12,4 10,8 14,7 24,4 19,5 24,9 21,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1999 – 2007)

Thị trường xuất khẩu dầu khí nước ta ngày càng được mở rộng, nhưng chủ yếu vẫn là thị trường truyền thống ở Châu Á như Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc… Những năm gần đây, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam, chiếm từ 25% đến 30% sản lượng dầu thô của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

- Về khai thác và sử dụng khí đốt:

Vào những năm 70 của thế kỉ XX khí được được phát hiện ở Tiền Hải và bắt đầu khai thác khoảng 100000m3/ngày, nhưng trong một thời gian dài lượng khí đồng hành bị đốt bỏ. Tận đến năm 1995, công việc khai thác khí tự nhiên được hình thành từ việc thu gom và sử dụng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ.

Hiện nay, khả năng cung cấp khí lớn nhất và có hiệu quả nhất là từ nguồn khí thuộc Nam Côn Sơn. Từ cuối năm 2002 các mỏ Lan Đỏ, Lan Tây bắt đầu cung cấp khí với sản lượng 4 – 5 tỉ m3/năm và đạt 7 tỉ m3/năm sau 2010. Theo đánh giá của các chuyên gia với các phát hiện khí mới, bồn trũng Nam Côn Sơn sẽ đảm bảo cho sản lượng khai thác trên 30 năm.

Hiện nay, 40% sản lượng điện của Việt Nam sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng khí. Sản lượng khí cung cấp cho sản xuất điện tăng khá nhanh, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây với tốc độ tăng trung bình 43,7%/năm. Ngoài ra thị trường phân đạm và khí hóa lỏng cũng có nhu cầu tăng cao.

Trong giai đoạn 1992 – 2000 cùng với sản lượng dầu khí khai thác hàng năm và nhu cầu tiêu thụ trong nước liên tục tăng. Việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất (huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm là một dự án có tầm vĩ mô của chính phủ xét dưới góc độ kinh tế - xã hội. Với công suất 6,5 triệu tấn/năm nhà máy lọc dầu Dung Quất áp dụng công nghệ chế biến sâu, hiện đại trên thế giới cho sản phẩm: LPG, xăng không chì, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diezen (DO), mazut (FO) và propylene để sản xuất polypropylene. Đến tháng 3 – 2009 nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cho ra mẻ dầu đầu tiên.

Tiếp theo đó chính phủ đã quyết định triển khai xây dựng nhà máy số 2 với công suất dự kiến là 7,0–8,4 triệu tấn/năm, địa điểm được chọn là Nghi Sơn – Thanh Hóa. Dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 3 ở Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) có công suất khoảng 2000 thùng dầu/ngày tương đương 10 triệu tấn/năm và dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 4 ở Vũng Rô – Phú Yên

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)