Số dân, sự phân bố dân cư

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 35 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Số dân, sự phân bố dân cư

Việt Nam, có dân số đông (85,8 triệu người năm 2009) nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn, mức tăng nhu cầu về năng lượng trong những năm qua luôn lớn hơn nhiều lần so với mức tăng dân số. Hiện nay, mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người còn quá thấp tương đương 144 Kg quy dầu, chỉ bằng 1/7 mức của Thái Lan. Như vây, còn rất lâu nhu cầu năng lượng cho dân sinh của Việt Nam mới đạt mức bão hòa và bắt đầu có xu hướng giảm như các nước công nghiệp.

Gia tăng dân số còn tương đối nhanh (trung bình 1,7% thời kì 1989 – 1999, 1,2% trong giai đoạn 1999 –2009) của Việt Nam là nhân tố thúc đẩy nhu cầu năng lượng gia tăng. Dân số đông là nguồn cung cấp nhân lực cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp năng lượng nói riêng. Bản tính cần cù và thông minh của người Việt Nam được coi là nền tảngcho nền kinh tế.

Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, trung du cũng như sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố công nghiệp năng lượng và phân bố hệ thống phân phối, tiêu thụ năng lượng. Chương trình điện khí hóa nông thôn cũng đặt ra các yêu cầu lớn

cho phát triển hệ thống điện lực nhất là hệ thống truyền tải và phân phối điện nông thôn.

Quá trình đô thị hóa và sự phân phối các đô thị sẽ làm gia tăng nhanh chóng về nhu cầu năng lượng và cũng tạo các điều kiện hình thành nên cực tiêu thụ năng lượng quy mô lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Mức sống của dân cư cũng là yếu tố gia tăng nhu cầu năng lượng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, đời sống của dân cư được nâng cao, nhất là ở các đô thị và từ đó nhu cầu sử dụng các đồ gia dụng hiện đại được đẩy mạnh kéo theo gia tăng nhu cầu năng lượng hiện đại đặc biệt là điện.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)