Công nghiệp khai thác than

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 38 - 40)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. Công nghiệp khai thác than

Than ở nước ta đã được khai thác hàng thế kỉ nay và việc đầu tư thăm dò, khai thác một cách có quy mô lớn được bắt đầu từ năm 1955. Hiện nay ngành than có công suất thiết kế các mỏ than khoảng 13 triệu tấn/năm, năng lực khai thác 11 – 12 triệu tấn/năm. Kể từ năm 1995 hầu như toàn bộ hoạt động của ngành than được quản lí và điều hành bới Công ty than Việt Nam – Vinacoat. Trước đây, ngành than đã được nhà nước đầu tư cải tạo, mở rộng các mỏ cũ và xây dựng các mỏ mới, các nhà máy sàng tuyển, các công trình hạ tầng nhằm đạt sản lượng 10 triệu tấn than sạch vào năm 1980. Tuy nhiên, do nhiều lí do khách quan và chủ quan sản lượng thạn nhiều năm chỉ sao động ở mức 4 – 6 triệu tấn/năm.

Bảng3.1: Sản lượng than của nước ta giai đoạn 1975 –2011

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm Sản Lượng Năm Sản lượng

1975 5,2 1995 8,4 1976 5,7 1996 9,8 1977 6,2 1997 11,4 1978 6,0 1999 9,6 1979 5,6 2000 11,6 1980 5,2 2005 34,1 1985 5,7 2006 38,9 1986 6,4 2007 43 1988 6,9 2008 43 1989 3,8 2009 44 1990 4,6 2010 46,9 1991 5,0 2011 48,2 1994 5,9

Từ năm 1989 khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, ngành than và một số ngành khác được áp dụng thìđiểm cơ chế mới, vốn đầu tư cấp từ ngân sách giảm và chấm dứt vào năm 1990. Nhiều đơn vị sử dụng than cũng phải tự cân đối nên phải thu hẹp sản xuất, sử dụng vật tư, nguyên vật liệu tiết kiệm hơn, kéo theo việc giảm mạnh nhu cầu than trong nền kinh tế kinh quốc dân. Trong đó, ngành điện tiêu thụ than lớn nhất, đưa việc các tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình vào vận hành đã dẫn đến việc hạn chế huy động công suất các nhà máy nhiệt điện, làm giảm sản lượng khai thác than cấp cho ngành điện. Bên cạnh đó việc khai thác than trái phép, thiếu tổ chức đã gây xáo trộn việc làm của công nhân vùng mỏ, hủy hoại môi trường cảnh quan và xã hội ở vùng mỏ than.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 381/TTg ngày 27 –7– 1994 và chỉ thị 382/TTg ngày 28 –7 –1994 về sắp xếp, tổchức lặp lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than, tạo cơ sở pháp lí và tiền đề cho việc thành lập Tổng Công ty than Việt Nam, để chuyển ngành than sang một giai đoạn phát triển mới.

Từ khi vận hành theo cơ chế mới đã tạo ra triển vọng mới cho ngành than, sản lượng than đã không ngừng tăng lên, năm 2009 sản lượng là 10,85 triệu tấn than sạch, xuất khẩu 3,05 triệu tấn. Trong đó có sự đóng góp của thành phần kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên.

Khai thác than lộ thiên đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của ngành than. Theo thống kê, sản lượng khai thác than lộ thiên chiếm khoảng 70% sản lượng khai thác của toàn ngành. Năm 1997, ngành than có 4 mỏ lộ thiên sản xuất với công suất trên dưới 1 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc 6, Đèo Nai, Hà Tu); 15 mỏ công suất 100 – 300 nghìn tấn/năm và hơn 10 mỏ nhỏ khác. Sản lượng than lộ thiên theo vùng khai thác chủ yếu là từ vùng Cẩm Phả (67%) sau đó là vùng Hòn Gai (20%), vùng than Uông Bí và than nội địa chỉ chiếm 5% và 8%. Các mỏ lộ thiên được cơ giới hóa cao, đã hoạt động nhiều năm nên thiết bị xuống cấp, công nghệ khai thác sâu chưa hoàn chỉnh, đường dây vận tải bộ kém dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, do khai thác lâu ngày độ sâu mỏ càng lớn, hệ

số bốc đất đá thấp vì vậy nhiều khu vực khai thác lộ thiên trở thành những khu vực nhạy cảm về môi trường, cần nghiên cứu, đầu tư cao hơn.

Các mỏ hầm lò chủ yếu là lò bằng, mức độ cơ giới hóa thấp, điều kiện địa chất phức tạp, an toàn vệ sinh môi trường thấp. Vì vậy, chưacó mỏ nào đạt công suất thiết kế, nhiều mỏ hầm lò chỉ hoạt động ở 50% công suất. Các mỏ than hầm lò phân bố ở 4 khu vực: khu vực Cẩm Phả (gồm các mỏ thống nhất, Mông Dương, Khe Tam, Khe Chàm); khu vực Vàng Danh (Tràng Bạch, Mạo Khê, Yên Tử, Than Hùng); khu vực nội địa (mỏ Khe Bố, Làng Cẩm) và trên 40 đơn vị nhỏ khai thác hầm lò. Khai thác lộ thiên còn có chi phí khai thác thấp hơn khai thác hầm lò, song trong cânđối trữ lượng than thì phần có thể khai thác lộ thiên chiếm tỉ lệ nhỏ, sản lượng than hầm lò sẽ bắt buộc phải tăng lên và dần chiếm ưu thế sau năm 2000.

Than nguyên khai cần được sàng tuyển hoặc chế biến trước khi xuất khẩu. Tổng năng lực sàng tuyển hiện nay khoảng 10 triệu tấn. Các cơ sở sàng tuyển chủ yếu là xí nghiệp than Cửa Ông I và II (vùng Cẩm Phả), xí nghiệp tuyển than Cầu Trắng (vùng Hòn Gai), xí nghiệp tuyển than Vàng Danh (vùng Uông Bí), có 3 cảng than chính là Cửa Ông I và II (vùng Cẩm Phả), Hòn Gai và Điền Công (Uông Bí).

Từ năm 1995 – 2002 toàn ngành đã khai thác được khoảng 250 triệu tấn than sạch, phần lớn được tiêu thụ ở trong nước và một phần cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây, lượng than xuất khẩu đạt trên 3 triệu tấn/năm, chiếm hơn 30% sản lượng than sạch toàn ngành. Các bạn hàng nhập khẩu than sạch ở Việt Nam là: Nhật Bản, Tây Âu, Bungari, Trung Quốc… Xuất khẩu than tăng 3%/năm trong năm 2004 và được dự báo giữ mức ổn định 4,5 triệu tấn/năm.

Nhu cầu điện năng kéo theo nhu cầu về than cho nhiệt điện sẽ tăng trở lại. Với khả năng khai thác như hiện nay, ngành than một mặt cần tìm kiếm thị trường và mặt khác cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)