Công nghiệp điện lực

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 45 - 50)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Công nghiệp điện lực

Công nghiệp điện Việt Nam có đặc điểm phân vùng rất rõ ràng do các nguồn thủy năng phân bố không đồng đều và hình dạng đất nước trải dài và hẹp ngang. Hệ thống điện miền Bắc chủ yếu dựa vào thủy điện nhưng ở đây cũng có trữ lượng lớn về than, một loại nhiên liệu quan trọng cho phát triển nhiệt điện. Miền Nam cũng có một số nhà máy thủy điện nhưng vẫn phải dựa vào nhiệt điện chạy bằng diezen. Tuy nhiên, tỉ trọng nhiệt điện chạy bằng khí sẽ tăng lên đáng kể ở miền Nam, tập trung chủ yếu vào khu công nghiệp điện lực Phú Mỹ. Ở miền Trung bắt đầu từ năm 1995 nước ta đã xây dựng một số nhà máy thủy điện trên cao nguyên miền Trung, chủ yếu là tận dụng các bậc thang trên sông Xê Xan.

- Về công suất nguồn điện không ngừng tăng lên từ năm 1995 đến năm 2006 nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng rất nhanh trong những năm qua.

Bảng3.5: Công suất điện thời kì 1995 –2006

Năm Công suất (MW) Năm Công suất (MW)

1995 4400 2006 12188 2000 6173 2007 12510 2001 8274 2008 13850 2002 8860 2009 15539 2003 9895 2010 18540 2004 11197 2013 26144 2005 11448 (Nguồn: EVN)

Trong giai đoạn 2007-2011, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống tăng thêm 7.530 MW, tương đương với bình quân mỗi năm tăng thêm gần 2.000 MW. Tuy nhiên, công suất tăng thêm bình quân mỗi năm vẫn chưa đạt so với kế hoạch đặt ra, trung bình mỗi năm tăng thêm 3.000 MW. Giai đoạn 2012-2015, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 7% thì nhu cầu về điện năng của cả nước đòi hỏi công suất giả định tăng thêm của toàn hệ thống bình quân mỗi năm khoảng 4.100 MW. Theo con số thống kê, sản lượng toàn hệ thống 11 tháng 2012 chỉ tăng khoảng 1.912 MW so với cùng kỳ năm 2011.

Trong cơ cấu công suất điện năng phân theo nguồn, thủy điện luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất vào thập niên 90 của thế kỉ XX. Năm 1995 tỉ trọng thủy điện đạt 63,7% trong khi nhiệt điện than chỉ chiếm 14,7% và tua - bin khí là 21,6%. Đến năm 2006 tỉ trọng của thủy điện là 36,5%, tua - bin khí là 48,6% và nhiệt điện than gấp 1,5%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do mức tăng công suất từ các nhà máy diezen và tua - bin khí cao hơn nhiều so với thủy điện nhà nhiệt điện than. Sự mở rộng của hoạt động khai thác và thu hồi khí đốt tạo điều kiện cho hàng loạt các tổ máy phát điệntua - bin khí phía Nam nâng công suất. Trong khi đó, công suất phát điện của hệ thống thủy điện kém ổn định hơn vì phụ thuộc vào thủy chế theo mùa.

- Về sản lượng: Từ năm 1986 đến nay sản lượng điện tăng nhanh nhất là từ sau năm 1989 khi tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Hòa Bình phát điện và sau đó tiếp tục các tổ máy tiếp theo lần lượt hòa vào lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, còn hàng loạt các nhà máy mới đưa sản lượng điện hiện nay tăng nhanh hơn, tốc độ tăng trung bình 14,1%.

Bảng 3.6: Sản lượng điện nước ta, giai đọan1975–2013

(Đơn vị: triệu KWh)

Năm Sản lượng Năm Sản lượng

1975 2428 1999 23599 1980 3680 2000 26682 1985 5230 2005 52078 1990 8790 2006 59050 1995 14665 2009 74810 1996 16962 2010 85590 1997 19253 2012 104580 1998 21694 2013 115062

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1976 – 2012, Internet)

Năm 2013 điện năng sản xuất đạt 11506 tỉ KWh, tăng 9,1% so với năm 2012 đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện cho nên kinh tế quốc dân. Sự gia tăng của sản lượng điện trong giai đoạn này gắn liền với việc mở rộng, phát triển nguồn điện mới, hàng loạt nhà máy điện có công suất tương đối lớn đi vào vận hành như thủy điện Sơn La. Hiện nay, hệ thống lưới truyền tải điện nước ta gồm 3 câp điện áp: 500KV, 200KV và 110KV. Năm 2004 – 2005 trục sương sống 500 KV liên kết mạng lưới điện Bắc – Trung – Nam được nâng cấp và bổ sung mạch 500 KV Bắc – Nam thứ 2 từ Phú Lâm ra Thường Tín, là tiền đề vô cùng quan trọng để vận hành kinh tế và tối ưu hóa hệ thống điện Việt Nam.

Nhằm nâng cao khả năng truyền tải và độ tin cậy trong vận hành của hệ thống truyền tải điện siêu cao áp, EVN đã khởi công xây dựng đường dây 500 KV Plâyku – Phú Lâm, đường dây 500 KV Plâyku – Dung Quất – Đà Nẵng, đường dây 500kV Plâyku – Mỹ Phước – Cầu Bông và trạm biến áp 500kV Cầu

Bông, trạm biến áp 500 KV Dung Quất, đang triển khai đầu tư xây dựng công trình lưới điện 110kV và Trạm biến áp 110kV Hòa Thành và đường dây đấu nối tại ấp Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh với vốn đầu tư 54 tỉ đồng, mở rộng trạm biến áp 500 KV Đà Nẵng, và mở rộng ngăn lộ trạm 500 KV Tú Lâm.

Mạng lưới điện 220 KV, 110 KV được xây dựng nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu truyền tải công suất từ các nhà máy điện đến các trung tâm phụ tải. Hệ thống nguồn điện Việt Nam phát triển theo hướng khai thác nguồn tài nguyên theo đặc trưng địa lí. Việc phân bố các nguồn nguyên liệu, năng lượng và khả năng sử dụng kết hợp giữa các lãnh thổ đã tạo cơ sở tiền đề cho việc hình thành các vùng công nghiệp năng lượng trong đó có ngành công nghiệp điện lực ở nước ta. Trên bình diện cả nước có thể chia thành 3 vùng công nghiệp điện năng lớn đó là: vùng công nghiệp điện năng phía Bắc, vùng công nghiệp điện năng phía Nam và vùng công nghiệp điện năng miền Trung.

- Vùng công nghiệp điện năng phía Bắc bao gồm các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng ranh giới phía Nam là Thanh Hóa. Đây là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước, tổng trữ lượng kinh tế- kĩ thuật của các lưu vực sông trong vùng khoảng 9490 KW (chiếm 54% tổng trữ lượng của 10 lưu vực sông chính của nước ta). Trong đó, riêng sông Đà có công suất dự tính khoảng 6960 MW với điện năng tương ứng là 26,9 tỉ KW, chiếm 23,3% tổng trữ năng thủy điện của nước ta, lớn nhất là nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 2400 MW, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á mỗi năm cung cấp khoảng 10,2 tỉ KW điện. Hiện nay, đang xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu (1200 MW) trên sông Đà. Ngoài ra, hệ thống sông Lô–Gâm–Chảy cũng chiếm 4,9% của cả nước.

Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện của vùng cũng được phát triển khá nhiều: Uông Bí (150 MW), Phả Lại (1000 MW), Ninh Bình (100 MW).

- Vùng công nghiệp điện miền Trung bao gồm khu vực Duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa) và Tây Nguyên. So với các vùng điện

năng phía Bắc và phía Nam vùng này tiềm năng phát triển nguồn điện hạn chế hơn, chủ yếu chỉ dựa trên khai thác thủy năng.

Tiềm năng thủy điện ở khu vực Tây Nguyên khá lớn có thể cho tổng công suất khoảng hơn 2000 MW, chiếm 15% trữ năng thủy điện cảu nước ta. Trong đó dòng Xê Xan có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng với 1980 MW tương ứng với sản lượng điện là 3,3 tỉ KWh (chiếm 4% trữ năng thủy năng của cả nước).

Khu vực Duyên hải miền Trung ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình hẹp ngang, sông dốc nhưng ngắn nên chỉ có khả năng khai thác thủy điện nhỏ và vừa, tổng trữ năng thủy điện của khu vực này chiếm khoảng 18% của cả nước. Trong đó lớn nhất là sông Vu Gia, sông Thu Bồn (1360 MW), sản lượng điện tương ứng khoảng 5,1 tỉ KWh. Ngoài nguồn thủy năng nói trên vùng còn có mỏ than Đông Sơn (Quảng Nam) nhưng trữ lượng cũng hạn chế. Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế của vùng gắn với việc quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhu cầu điện năng của vùng cũng đang có xu hướng tăng nhanh.

Hiện nay, vùng đã xây dựng được các công trình thủy điện lớn như: Yaly (720 MW), Vĩnh Sơn (66 MW), Sông Hinh (70 MW), Xê Xan 3. Đường dây 500 KV Bắc – Nam đã kết nối lưới điện của vùng với hệ thống điện cả nước. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện Đà Nẵng, Đông Hà, Nha Trang và khoảng 200 tổ máy diezen nhỏ đáp ứng khoảng 60 –70% nhu cầu điệncho sản xuất.

Tiềm năng để phát triển phong điện ở vùng cũng rất lớn, chủ yếu là ở Ninh Thuận và Bình thuận, khu vực này không những có vận tốc gió trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Trongnhững tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6 - 7 m/giây, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3- 3,5 MW.

- Vùng công nghiệp điện phía Nam:

Vùng công nghiệp điện năng Nam Bộ bao gồm từ lưuvực sông Đồng Nai trở xuống phía Nam (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Đây là

vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện năng dựa trên những thế mạnh về thủy điện, dầu khí và nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn.

Vùng có tiềm năng thủy điện khá phong phú của hệ thống sông Đồng Nai với tổng công suất là 2870 MW. Sản lượng điện năng tương ứng khoảng 11,6 triệu KWh (chiếm 14% trữ năng thủy điện của cả nước sau hệ thống sông Đà). Vùng có tiềm năng dầu, khí lớn ở thềm lục địa trong các bể trầmtích CửuLong, Nam Côn Sơn với trữ lượng tương đối lớn là điều kiện để phát triển nhiệt điện. Hiện vùng đang có nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ với công suất 3.900MW cung cấp khoảng 40% lượng điện của Việt Namvà nhà máy nhiệt điện Cà Mau (1500 MW)

Bên cạnh tiềm năng về thủy điện, dầu, khí vùng còn có nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn gắn với hàng loạt các đô thị đông dân, trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu vực công nghiệp, khu chế xuất mới được hình thành và nhu cầu CNH – HĐH của nên kinh tế trong vùng, với sự mở mang phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 45 - 50)