Giải pháp thực hiện ngành điện

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 64 - 66)

6. Cấu trúc của đề tài

4.3.3. Giải pháp thực hiện ngành điện

Giải pháp vềtổ chức và cơ chế:

- Bổ sung và hiệu chỉnh Luật Điện lực trình Quốc hội thông qua năm 2004 làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện lực cạnh tranh.

- Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp điện lực theo định hướng chiến lược đã đề ra.

Giải pháp về đầu tư phát triển:

- Xây dựng cơ chế, chính sách trong đó có chính sách đa dạng hoá phương thức đầu tư để phát huy tốt mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Điện và yêu cầu phát triển của đất nước.

- Tính toán xây dựng phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc hợp lý.

- Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở thu hút vốn từ thị trường cho đầu tư.

- Xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp theo hướng cải cách các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trìnhđầu tư điện lực.

Giải pháp tài chính và huy động vốn:

- Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được duyệt và nghiên cứu điều chỉnh biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. Cho phép Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích.

- Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn 5% để giảm sức ép tăng giá điện.

- Ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam để thực hiện đầu tư các công trìnhđiện trọng điểm của quốc gia.

- Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn trên cơ sở tăng cường kiểm soát giá bán điện ở nông thôn để đảm bảo không vượt giá trần do Chính phủ quy định.

- Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho các khu vực này.

- Cổ phần hoá các công trình điện mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Thí điểm phát hành trái phiếu công trình và phát hành cổ phiếu ra thị trường chứngkhoán. Thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tư các công trìnhđiện.

Giải pháp khoa học- công nghệ:

-Tăng cường đầu tư khoa học- công nghệ và quản lý để tiếp tục phấn đấu giảm tổn thất điện năng.

- Sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. - Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu để cắt giảm công suất đỉnh nhằm tiết kiệm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống điện, tiết kiệm điện trong tiêu dùng.

- Áp dụng công nghệ thích hợp trong ngành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Giải pháp nguồn nhân lực:

- Coi trọng đào tạo và nâng cao trìnhđộ của đội ngũ cán bộ có trìnhđộ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Điện.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về năng lượng hạt nhân để chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.

Một phần của tài liệu tiềm năng, thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)