C. Phần kiến thức về các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Cách mạng xhcn
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là khái niệm của chủ nghĩa xã hội khoa học được dùng để chỉ cuộc cách mạng xã hội do chính đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo, nhằm thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách
mạng chính trị với nội dung chủ yếu là giành và giữ chính quyền, trong đó thiết lập và khơng ngừng củng cố hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, từng bước xác lập, phát huy quyền dân chủ của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản được coi là nội dung cốt lõi và là bản chất của hệ thống chính trị ấy.
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, nhằm thay thế chế độ cũ, chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa do đảng cộng sản - chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là giải phóng giai cấp, dân tộc và nhân loại khỏi mọi áp bức bóc lột, bất cơng đem lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc cho con người.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng có nội dung tồn diện. Diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:
Trên lĩnh vực chính trị: cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Nhân dân lao động trở thành chủ thể tự giác xây dựng xã hội mới. Đây là nội dung chính trị căn bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải giành lấy chính quyền từ giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền thể hiện lợi ích của giai cấp cơng nhân và những tầng lớp nhân dân lao động khác. Sau khi giành được chính quyền, việc dân chủ hóa đời sống chính trị của xã hội là một yêu cầu bức thiết nhầm khẳng định hơn nữa quyền làm chủ của người lao động.
Trên lĩnh kinh tế: cuộc cách mạng này làm thay đổi vị trí, vai trị của người lao động trong q trình sản xuất. Nó xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất với những hình thức phù hợp. Sự phát triển của sản xuất dẫn đến năng xuất lao động cao do đó thoả mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu vật chất của người lao động. Và chính điều đó đã thu hút đơng đảo nhân dân lao động vào công cuộc lao động sáng tạo.
Trên lĩnh vực xã hội: cuộc cách mạng này hướng đến việc xố bỏ giai cấp bóc lột, tiến đến xố bỏ giai cấp nói chung. Xây dựng một xã hội khơng cịn giai cấp.
Trên lĩnh vực văn hoá: cuộc cách mạng này tạo sự biến đổi căn bản toàn bộ phương thức sản xuất tinh thần của xã hội theo hướng tiến bộ. Trước hết, những tư liệu, phương tiện chủ yếu phục vụ cho việc sáng tạo các giá trị tinh thần nay thuộc về người lao động. Thứ hai, người lao động chính là người sáng tạo những giá trị tinh thần và cũng là người hưởng thụ những giá trị tinh thần ấy.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá là cuộc cách mạng nhằm xác lập thế giới quan và nhân sinh quang mới, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.
Các nội dung của cuộc cách mạng này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.