Nghĩa của các luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 31 - 33)

khoa học trong tác phẩm

Tác phẩm đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Tun ngơn Đảng cộng sản làm một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với một hệ thống các quy luật cơ bản được sáng tạo và công bố, không chỉ đã kế thừa xuất sắc những giá trị của CNXH khơng tưởng – phê phán, mà cịn khắc phục một cách căn bản những hạn chế lịch sử của CNXH ấy. CNXH đã từ không tưởng trở thành khoa học.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đặt nền móng vững chắc, tạo nên những định hướng cơ bản cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu sáng tạo lý luận chính trị và hoạt động đấu tranh chính trị của giai cấp vo sản

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã trở thành nền tảng phương pháp luận, cơ sở lý luận có tính chất ngu tắc trong chỉ đạo cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận của GCCN phê phán, chống lại một cách có hiệu quả các trào lưu tư tưởng XHCN và CSCN phi vô sản.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là căm cứ lý luận cho việc tập trung xây dựng GCCN Việt Nam. Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân, nhân dân Việt Nam và đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản chính là căn cứ lý luận cho việc tập trung xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam phát triển tồn diện để xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng và cho việc xác định và thực hiện trên thực tế một hệ thống chính sách kinh tế - chính trị - xã hội thích hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực của GCCN và các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác với vai trị là chủ thể chân chính trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt, khi đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế thì cần nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa và điều kiện quốc tế cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 7: Phân tích các luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”

Thứ nhất, vào những năm 60-70 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản đã cơ bản hoàn thành ở Tây Âu. CNTB đang chuyển sang giai đoạn CNĐQ và có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về chính trị.

Về kinh tế: Nền cơng nghiệp phát triển mạnh và đã hoàn thành ở một số nước Tây Âu như Anh, Đức, Pháp...

Về chính trị: Mâu thuẫn giữa GCCN và GCTS đã thay thế mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến và trở thành mâu thuẫn chủ yếu và ngày càng gay gắt.

Sau cách mạng những năm 1848-1849, chế độ chính trị phản động được xác lập, củng cố ở nhiều nước châu Âu. Giai cấp tư sản đã bộc lộ bản chất phản động của mình. GCTS muốn thơng qua chiến tranh xâu lược để bành trướng lãnh thổ, xâm chiếm thị trường và đẩy mâu thuẫn trong nước ra ngồi nước.

Thứ hai, tình cảnh nước Đức và Pháp cuối thế kỷ XIX

Ở nước Đức. Đây là thời kỳ thống trị của Bôx C.Mác (1815-1898) nhà quý tộc Đức, một trong những kẻ hô hào dùng vũ lực đàn áp phong trào cách mạng trong những năm 1847-1848 và là kẻ ủng hộ chính phủ Chie Pháp đàn áp Công xã Pa-ri 1871, Bôx C.Mác đã từng làm sứ giả Phổ, là đại diện của GCTS và địa chủ phản động.

Đại bộ phận kế hoạch thống nhất nước Đức của Bôx C.Mác được thực hiện. Năm 1867, liện bang Đức được thành lập, dưới quyền Phổ gồn 18 nước, Bắc Đức và 3 thành phố tự do là Hăm bua, Bremen, Liubêch. Và sau đó là việc thống nhất nước Đức bằng chiến tranh.

Ở nước Pháp. Đây là thời kỳ thống trị của đế chế II.

Về kinh tế: Nền công nghiệp Pháp đang tiếp tục phát triển. GCTS chủ yếu đầu tư vào thương nghiệp, giao dịch cho vay nặng lãi, công nghiệp tiêu dùng xa xỉ, khơng đầu tư vào cơng nghiệp nặng. Do đó Pa-ri trở thành trung tâm ăn chơi của thế giới tư bản.

Về chính trị: Nền thống trị của đế chế II chỉ là hình thức chính quyền duy nhất có thể có được trong một thời kì mà GCTS đã từng mất năng lực trị nước đó rồi, mà GCCN thì chưa đạt được năng lực đó.

GCTS tha hồ bóc lột NDLĐ để làm giàu. Do đó, nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh, trong đó mẫu thuẫn giữa NHLĐ với chính quyền nhà nước Bơnapác trở lên hết sức gay gắt. Mâu thuẫn này như là nguyên nhân thường trực của một cuộc cách mạng nhằm lật đổ hình thức nhà nước do LuIs Bơnapác lập ra.

Thứ ba, phong trào công nhân dần được phục hồi sau thời kỳ thoái trào những năm 1848-1849 do sự đàn áp của bọn phản động và sự phản bội của GCTS tự do. Tuy nhiên phong trào lại chịu ảnh hưởng nhiều của các trào lưu khác như: trào lưu tư tưởng Lat Xan, Bacu, cơng đồn Anh...Chủ nghĩa C.Mác lúc đó mới chỉ là một trong những trịa lưu XHCN, mà chưa chiếm được ưu thế trong phong trào công nhân. Cho nên mục tiêu chung của phong trào thời kỳ này là thống nhất lực lượng công nhân.

Khi cuộc chiến tranh giữa Pháp và Đức nổ ra, có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc chiến này. Do đó vấn đề đặt ra cấp thiết là phải đánh giá cho đúng về cuộc chiến tranh để có lập trường và thái độ phù hợp. C.Mác đã nhân danh Quốc tế I, viết ra tác phẩm “ Nội chiến ở Pháp” để chỉ đạo hành động cho giai cấp vô sản đặc biệt là giai cấp vô sản ở Đức và Pháp.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)