C. Phần kiến thức về các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Khi xác định đường lối đổi mới nói chung, Đảng ta vẫn khẳng định rằng, nền tảng tư tưởng lý luận của cách mạng Việt Nam vẫn là chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, để xác định phương hướng cơ bản đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị, phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta luôn căn cứ vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực trạng về nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị và sức chiến đấu của Đảng, chúng ta cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị và sức chiến đấu của Đảng nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân theo phương hướng cơ bản sau: kết hợp xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hoạt động có hiệu quả; với phát huy vai trị tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội của các đoàn thể nhân dân; nâng cao ý thức, trình độ năng lực hoạt động dân chủ của nhân dân; giải quyết tốt mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực trạng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ ra phương hướng cơ bản cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị và sức chiến đấu của Đảng với phát huy quyền dân chủ của nhân dân là: hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính
và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Đại hội XI của Đảng xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta bắt nguồn từ chỗ ở nước ta tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện lợi ích của nhân dân. Đảng và Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Mọi cán bộ, công chức đều phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, có trách nhiệm hồn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được nhân dân giao phó. Mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng dân chủ làm tổn hại lợi ích của nhân dân và Tổ quốc đều phải được phê phán và nghiêm trị. Những tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và vơ trách nhiệm, lạm quyền và xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân đều phải được ngăn ngừa và trừng trị. Pháp chế xã hội chủ nghĩa cần được tăng cường, trách nhiệm công dân cần được đề cao, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế và biện pháp kiểm sốt quyền lực nhà nước, phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm những sai phạm làm suy thoái và biến chất quyền lực nhà nước của nhân dân.
Dân chủ được Đại hội XI của Đảng xác định là một nội dung quan trọng và cần thiết trong hệ các mục tiêu chung của công cuộc đổi mới xuất phát từ những thành tựu và hạn chế, thời cơ và thách thức trong quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta những năm qua. Trong những thành tựu, trước hết phải nói đến sự phát triển và hoàn thiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Năng lực nhận thức và thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã tạo được những chuyển biến tích cực và tương đổi ổn định trong nhận thức, phương pháp và phong cách làm việc, ứng xử của cán bộ đảng viên và nhân dân theo hướng dân chủ. Yêu cầu và điều kiện thực hiện dân chủ của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội ngày càng rộng lớn. Ý thức xã hội về vị thế, quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng cũng như mối tương quan với các tổ chức, các thiết chế trong việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Các giá trị mới trong văn hố chính trị, văn hoá dân chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngày càng cao. Dân
chủ không dừng lại ở quan điểm và định hướng mà còn trở thành phương pháp làm việc, phong cách giao tiếp và thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên và công chức với nhân dân cũng như của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên và công chức.
Các thể chế và cơ chế dân chủ ngày càng bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tính tích cực chính trị của cơng dân ngày tăng, khơng khí dân chủ ngày càng lành mạnh và sự quan tâm và tham gia chính trị, tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng rộng rãi. Nhân dân ý thức rõ ràng và cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm cơng dân của mình trước pháp luật, thực hiện đầy đủ hơn quyền và trách nhiệm của mình trong sản xuất và đời sống. Các quyền dân chủ của nhân dân - từ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh đến trao đổi, phân phối và hưởng thụ kết quả lao động; từ tự do làm ăn đến tự do ngôn luận ngày càng hiện thực hoá. Các quyền đề cử, ứng cử và lựa chọn của nhân dân trong các cuộc bầu cử mỗi ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nội dung và hình thức, phương pháp và cơng cụ thực hiện dân chủ ngày càng sâu sắc và đa dạng. Về nội dung, quá trình thực hiện dân chủ ngày càng mở rộng và phát triển đến về các lĩnh vực, các ngành, các cấp; cụ thể và chi tiết về tiêu chí và chuẩn mực. Về hình thức, trong q trình thực hiện dân chủ ngày càng tìm kiếm và khẳng định được những quy tắc, quy định và quy trình mới cho dân chủ ở cả hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Về tính chất, q trình thực hiện dân chủ ngày càng tồn diện và triệt để, thiết thực và hiệu quả. Cùng với việc hồn thiện các hình thức dân chủ gián tiếp, nhất là đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động các cơ quan dân cử, là quá trình xúc tiến mạnh mạnh mẽ các hình thức dân chủ trực tiếp, nhất là ở cơ sở.
Câu 15. Lý luận về quy luật hoạt động của Đảng Cộng sản trong nền dân chủ