Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 66 - 68)

C. Phần kiến thức về các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang tính lịch sử

Mọi nền dân chủ đều mang tính lịch sử. Tính lịch sử của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trước hết ở chỗ, nền dân chủ ấy chỉ ra đời trong những điều kiện và tiền đề chính trị xác định, tồn tại biến đổi trong mối quan hệ biện chứng với những cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội xác định.

Trong quá trình ra đời, phát triển của mình, nền dân XHCN có thể kế thừa các giá trị của nền dân chủ tư sản về hình thức, phương thức thực thi, vận hành dân chủ, phát triển và từng bước hoàn thiện các giá trị ấy theo hướng đảm bảo để quyền lực chính trị ngày càng thuộc về nhân dân, dân tộc với tính cách là chủ thể của nền dân chủ XHCN.

Trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, nền dân chủ XHCN là một đòi hỏi tất yếu của GCCN và nhân dân lao động trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên tấc cả các lĩnh vực của đời sống.

Suy cho cùng cuộc đấu tranh của GCCN tất yếu dẫn đến sự ra đời và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại đa số

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ đại chúng, cho đại đa số nhân dân lao động, nhưng trước hết và chủ yếu đó phải là nền dân chủ mang bản chất giai cấp cơng nhân.

Bản chất chun chính của nền dân XHCN là sự kiên quyết đè bẹp, làm thất bại mọi ân mưu và hành động chống phá CNXH của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bản chất giai cấp, dân chủ và chuyên chính, tính dân tộc và tính quốc tế của nền dân chủ XHCN là thống nhất. Cùng với quá trình cách mạng XHCN và quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN, khối liên minh này ngày càng đông đảo, ngày càng trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng của GCCN. Đó chính là động lực xã hội cơ bản cách mạng XHCN và là chủ thể của nền dân chủ XHCN.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng thời lại mang tính nhân loại

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trước hết trong lòng từng quốc gia dân tộc, trên cơ sở nền văn hóa xã hội chủ nghĩa với nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tính cách là một giá trị văn hóa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kế thừa, tiếp biến đối với các giá trị văn hóa truyền thống liên quan đế xây dựng, quản lý đất nước của lịch sử dân tộc.

Nền dân chủ XHCN lại không chỉ tồn tại trong mỗi quốc gia dân tộc, mà nền dân chủ ấy còn cần trở thành phổ biến trong mọi quốc gia dân tộc, trước khi nó cần thiết phát triển trở thành nền dân chủ tự tiêu vong. Nhưng ngay tư khi ra đời trong từng quốc gia dân tộc, nền dân chủ XHCN đã là nền dân chủ mang tính phổ biến, tính nhân loại.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử - là nền dân chủ tự tiêu vong

Với tính cách là chế độ nhà nước, các nền dân chủ trong lịch sử nhân loại là sản phẩm của các cuộc cách mạng xã hội, được xác lập trên cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu tư nhân đối với các tư liệu sản xuất. Những nền dân chủ ấy, về bản chất là dân chủ cho thiểu số giai cấp thống trị, là những giai cấp đại diện cho các chế độ

sở hữu tư nhân, có lợi ích chính trị cơ bản đối lập với lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, với lợi ích chính trị cơ bản chính đáng của tồn dân tộc và với tồn xã hội. Sự phát triển khách quan của sản xuất, kinh tế kéo theo những phát triển tương ứng trong chính trị... tất yếu dẫn đến sự bị diệt vong của những nền dân chủ ấy. Đúng như Lênin đã khẳng định rằng, dân chủ XHCN là dân chủ của đại đa số, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản. Kết quả là nền dân chủ XHCN là nền dân chủ tự tiêu vong, nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi phân chia thành giai cấp và đối lập giai cấp.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)