Cuối thế XIX - đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển thành CNĐQ, các nước đế quốc tranh giàu nhau thị trường ở Thái Bình Dương và Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc, trong đó có mâu thuẫn giữa Nga và Nhật.
Cuộc khủng hoảng kinh tế (1900 - 1903) đã diễn ra ở nhiều nước TB Châu âu, số người thất nghiệp tăng nhanh. Mâu thuẫn bên trong các quốc gia đế quốc, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng thêm sâu sắc.
Là nước quân chủ chuyên chế “chế độ chuyên chế của Nga là quyền vô hạn độ của Nga hồng, nhân dân khơng được tham dự chút nào vào việc tổ chức nhà nước và quản lý nhà nước. Khi đó, các tàn tích của chế độ nơng nơ cịn nặng nề. Về kinh tế là một nước lạc hậu nhất châu âu lúc bấy giờ. Mâu thuẫn giữa người dân với phong kiến địa chủ sâu sắc. Nước Nga sa hoàng là nhà tù của các dân tộc. Nga hồng thực hiện chính sách chia để trị, tàn sát người Do Thái... mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc sâu sắc.
Cuộc cách mạng Nga nổ ra năm 1905 là cuộc cách mạng dân chủ - tư sản đầu tiên trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. Lúc bấy giờ, nước Nga tập trung nhiều mâu thuẫn của thế giới, mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, và mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Giai cấp công nhân Nga ra đời trong lúc chủ nghĩa Mác đã thắng các trào lưu xã hội chủ nghĩa khác, do đó ảnh hưởng chủ nghĩa Mác vào Nga rất
nhanh, giai cấp vô sản Nga sớm trở thành lực lượng chính trị độc lập và có thể tự tìm thấy con đường để tự giải phóng.
Cuộc cách mạng 1905 ở Nga đã diễn ra và ngày càng phát triển. Chủ nghĩa tư bản gắn chặt với chế độ quân chủ nông nô cùng nhau đàn áp nhân dân. Cuộc chiến tranh Nga - Nhật làm trầm trọng thêm sự đau khổ của nhân dân. Trước tình hình ấy, quần chúng khơng thể sống như cũ và mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Đó là những nguyên nhân thúc đẩy cuộc cách mạng sớm nổ ra.
Lý do trực tiếp ra đời của tác phẩm: Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga họp vào mùa xuân 1905. Những nghị quyết của Đại hội, kế hoạch chiến lược và sách lược của Đại hội đề ra là cương lĩnh chiến đấu của Đảng trong cuộc đấu tranh đưa cách mạng dân chủ đến thắng lợi. Sau Đại hội, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Bơnsêvích là xiết chặt hàng ngũ Đảng xung quanh những Nghị quyết đã được Đại hội thông qua, hướng công tác của tất cả các tổ chức Đảng vào việc thực hiện các Nghị quyết ấy đồng thời vạch trần sách lược cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích. Các Nghị quyết mà Hội nghị của phái Mensêvích họp ở Giơnevơ cùng một lúc với Đại hội III Đảng cơng nhân dân chủ - xã hội Nga hồn tồn trái ngược với đường lối, sách lược của những người Bơnsêvích. Điều cần thiết lúc này là phải phê phán phái Mensêvích để thống nhất hành động của giai cấp vô sản, bảo đảm được sự ủng hộ của giai cấp công nhân và tất cả những người lao động đối với sách lược của những người Bơnsêvích. Trong những điều kiện ấy, giữa năm 1905, Lênin viết tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” và đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga cho xuất bản vào tháng 7- 1905 để khẳng định sự đúng đắn trong sách lược của những người Bơnsêvích.