Các luận điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 41 - 45)

- Tính chất và đặc trưng của cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại cách mạng

Thứ nhất, về tính chất:

+ Cuộc cách mạng dân chủ ở Nga là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản về phương diện kinh tế-xã hội.

+ Cuộc cách mạng dân chủ ở Nga là cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc. Do yêu cầu phải giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là chế độ quân chủ với quần chúng nhân dân kể cả tư sản.

+ Cuộc cách mạng dân chủ ở Nga là cuộc cách mạng mang tính dân chủ tiên tiến. Cuộc cách mạng ấy mang dấu ấn của vơ sản và nơng dân, vì vậy đó sẽ là cuộc cách mạng dân chủ tiên tiến hơn so với cách mạng dân chủ tư sản đã diễn ra thời đại trước đó.

Thứ hai, về đặc trưng: về thành phần và động lực của cách mạng đã thay đổi, bao gồm giai cấp vô sản, giai cấp nông dân và cả giai cấp tư sản tự do, động lực chính của cuộc cách mạng trong giai đoạn này phụ thuộc về giai cấp vô sản. Đây là dấu hiệu khơng thể có ở các cuộc cách mạng tư sản trong thế kỷ XVIII, XIX.

- Về quyền và vai trị lãnh đạo của Đảng của giai cấp vơ sản đối với cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

Bằng quan điểm duy vật về lịch sử, Mác và Ăngghen trước đây đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư sản. Nhưng trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thì vai trị lãnh đạo của giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen chưa nêu. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác, Người cho rằng, giai cấp vô sản chẳng những không xa lánh cách mạng tư sản, mà phải tham gia cách mạng ấy một cách hết sức kiên quyết, hơn thế nữa còn phải lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Lênin lý giải rằng, cuộc cách mạng ở Nga lúc này là cuộc cách mạng đầu tiên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tính chất, động lực và phương pháp của nó khác cuộc cách mạng trước đây. Cách mạng tư sản là biểu hiện nhu cầu phát triển chủ nghĩa tư bản nhưng nó cũng có yêu cầu quan trọng đối với giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản Nga “khổ vì chủ nghĩa tư bản ít hơn khổ vì chủ nghĩa tư bản khơng được phát triển đầy đủ”. Cách mạng dân chủ tư sản là bước quá độ để giai cấp vô sản làm tiếp cuộc cách mạng vơ sản của mình. Giai cấp vơ sản lãnh đạo là điều kiện quyết định sự thành bại của cách mạng dân chủ tư sản vì điều đó quy định tính chất, nội dung của cách mạng, và nó quy định phương pháp tiến hành cuộc cách mạng, đó là phương

pháp cách mạng của quần chúng – phương pháp nhanh và đỡ đau khổ nhất - còn con đường cải lương (thường giai cấp tư sản hay dùng) “là con đường trì hỗn, khất lần, và là sự chết dần chết mòn và đau đớn của những bộ phận thối nát trong cơ thể nhân dân. Giai cấp vô sản và nông dân là những người đầu tiên phải chịu đau khổ hơn hết vì sự thối nát đó”.

Do đó, “chính bản thân địa vị của tư sản, với tư cách là một giai cấp trong xã hội tư bản, tất nhiên sẽ gây ra cho nó tính khơng triệt để trong cuộc cách mạng dân chủ. Chính bản thân địa vị của vơ sản, với tư cách là một giai cấp, buộc họ phải trở thành những người dân chủ triệt để”.

- Về liên minh của giai cấp vô sản với quần chúng lao động phi vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản.

Vấn đề này Mác và Ăngghen đã đề cập trong nhiều tác phẩm và Lênin đã phát triển nó phù hợp với hồn cảnh nước Nga. Vấn đề nông dân được đại hội của những người Bơnsêvích và cả hội nghị của phái Mensêvích nêu ra, nhưng quan điểm hồn tồn khác nhau. Đại hội thảo ra nghị quyết nói về “thái độ đối với phong trào nông dân”, cịn hội nghị thì thảo ra nghị quyết về “cơng tác trong nơng dân”. Theo nghị quyết của phái Bơnsêvích thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là lãnh đạo toàn bộ phong trào dân chủ cách mạng rộng lớn chống chế độ Nga hồng, do đó phải tổ chức ngay tức khắc những ủy ban nông dân cách mạng để thi hành tất cả những cải cách dân chủ. Cịn phái Mensêvích thì vấn đề chung quy chỉ là “cơng tác” trong một tầng lớp đặc biệt, do đó “u sách địi thành lập các ủy ban” phải được trình bày lên Quốc hội lập hiến. Phái Mensêvích phủ nhận vai trị của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh của nông dân, làm cho giai cấp vơ sản đứng ngồi rìa cách mạng tư sản và theo đi giai cấp tư sản. Lênin cho rằng: “Tại sao chúng ta lại nhất thiết phải chờ đợi ở cái Quốc hội lập hiến đó? Quốc hội đó sẽ thực sự là Quốc hội lập hiến chăng? Nếu không thành lập ra trước và cùng một lúc những ủy ban nông dân cách mạng, thì Quốc hội lập hiến đó liệu có thật vững chắc không?”.

Về sự cần thiết và khả năng liên minh công - nông trong cách mạng dân chủ tư sản, Lênin cho rằng, giai cấp vơ sản chỉ có thể thắng lợi trong cuộc chiến đấu ấy một khi giai cấp nông dân tham gia cuộc chiến đấu của giai cấp vơ sản, vì trong

cuộc đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng, có thể có sự thống nhất ý chí giữa giai cấp vơ sản và nơng dân vì họ có sự thống nhất về quyền lợi. Song muốn liên minh với nông dân, giai cấp vô sản phải một mặt giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ của nơng dân lên ngang với trình độ của cách mạng dân chủ tư sản, mặt khác phải có cương lĩnh ruộng đất đồng thời giải quyết những quyền lợi hàng ngày của nông dân.

- Vấn đề chính quyền trong cách mạng dân chủ.

Chính quyền ln là mục tiêu cơ bản của mọi cuộc cách mạng, do đó cơng nhân và nơng dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phải nắm lấy được chính phủ cách mạng lâm thời, chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân.

Về chun chính vơ sản: chun chính của giai cấp vơ sản, do chính đảng kiểu mới của giai cấp vơ sản lãnh đạo, nhưng đó là nền chun chính khơng phải chỉ là của một mình giai cấp vơ sản và đảng của nó. Chun chính vơ sản là phương tiện, công cụ đấu tranh chống lại chế độ tư hữu, đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản.

- Về sự chuyển biến của cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào lý luận về cách mạng khơng ngừng của Mác và sự cần thiết có sự phối hợp phong trào công nhân với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, Lênin đã phân tích những mâu thuẫn xã hội ở Nga, nhất là sức sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến (tạo tiền đề cho sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản) và sức sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (tạo tiền đề cho sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa); và phân tích sự cần thiết phải thúc đẩy cuộc đấu tranh chống Nga hoàng để lập nền cộng hòa dân chủ, chống giai cấp tư sản để lập nền chun chính vơ sản; Đồng thời, phân tích trình độ giác ngộ, tính tổ chức của giai cấp vơ sản Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lênin đã khẳng định cách mạng dân chủ tư sản ở Nga phải do giai cấp vô sản lãnh đạo, lập nền chun chính cơng - nơng và phải tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trái với quan điểm của Lênin, phái Mensêvích cho rằng, cách mạng

dân chủ tư sản phải kết thúc bằng cuộc cách mạng tư sản, sau đó để cho chủ nghĩa tư bản phát triển một cách hịa bình, khi nào giai cấp vơ sản phát triển thành số đông trong dân cư, hãy làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin cho rằng, hai giai đoạn đó gắn bó với nhau, “chỉ có một xe mà phải chở hai đống rác, vậy phải chở đống thứ nhất là chế độ chuyên chế, rồi đoạn đống thứ hai là chủ nghĩa tư bản”; rằng, cuộc cách mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách mạng thứ hai, cuộc cách mạng thứ hai khi đi qua phải giải quyết nốt những nhiệm vụ của cuộc cách mạng thứ nhất tồn tại. Cuộc cách mạng thứ hai củng cố thành quả cuộc cách mạng thứ nhất... nhưng khơng được lẫn lộn, vì mỗi giai đoạn làm lịch sử riêng của nó có nội dung riêng biệt, nơn nóng, vội vàng sẽ thất bại... Thực hiện sự chuyển biến này, giai cấp vô sản phải giữ được quyền lãnh đạo và liên minh được với nông dân, lấy chun chính cơng - nơng làm cơng cụ thực hiện sự chuyển biến đó.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)