Các luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 27 - 31)

học trong tác phẩm

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã đề cập đến rất nhiều những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tiêu biểu là các nội dung sau:

2.1. Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- Vấn đề về đấu tranh giai cấp và vai trò là động lực thúc đẩy lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp trong CNTB.

Trong tác phẩm C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm sáng tỏ một cách ngắn gọn, chính xác nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp nói chung cũng như trong lịng chế độ tư bản chủ nghĩa nói riêng. Các ơng khẳng định rằng tồn bộ lịch sử loài người, ngoại trừ chế độ cộng sản nguyên thủy, là lịch sử đấu tranh giai cấp, giữa các giai cấp áp bức và bị áp bức. Xuất phát từ các phân tích duy vật lịch sử đối với sư phát triển phát triển xã hội từ khi phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, các Ơng đã chỉ ra rằng, các cuộc đấu tranh giai cấp ấy đều phải được kết thúc bằng các cuộc cách mạng xã hội. Quan điểm trên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Quan điểm này thể hiện rõ hai nội dung cơ bản. Thứ nhất, đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có phân chia giai cấp. Thứ hai, nó mang lại ý nghĩa phương pháp luận quan trọng khi xem xét tiến trình lịch sử nhân loại và cho sự phân tích chính xã hội tư bản hiện đại. Các ơng đã chỉ ra rằng xã hội tư sản không những không thể thủ tiêu giai cấp và đối kháng giai cấp mà trái lại, nó lại làm cho các mâu thuẫn ấy thêm gay gắt và

quyết liệt hơn lên. Xã hội ấy chỉ tạo ra những giai cấp mới, những điều kiện mới và các hình thức mới của cuộc đấu tranh ấy mà thôi.

- Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

C. Mác và Ph. Ăngghen nêu lên định nghĩa về giai cấp công nhân: “giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng phát triển theo”. Hai ông đã đề cập đến một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về GCCN sau:

Trước hết, giai cấp vô sản là giai cấp đông đảo nhất sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp.

Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vơ sản là thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; GCVS trái lại, là sản phẩm bản thân nền đại công nghiệp. Lao động trong nền đại cơng nghiệp TBCN, do khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản, lao động của họ kết hợp với máy móc tạo ngày càng nhiều tư bản, tạo ra giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản, đó là các đặc trưng cơ bản, bản chất của khái niệm GCCN mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu trong tuyên ngôn.

C. Mác và Ph. Ăngghen phân tích q trình đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Theo các ông cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển từ thấp đến cao, từ tự phát nhỏ lẻ dần dần đến ngày càng có tính tự giác.

Chính điều kiện kinh tế xã hội và chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản đã quy định một cách tất yếu rằng giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử: thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

- Về cách mạng vô sản.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích sự phát triển của nền đại công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản và chỉ rõ: cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của sự vận động những mâu thuẫn trong kinh tế và xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa. Các ông đã luận chứng một cách cụ thể, rõ ràng rằng giai cấp tư sản không thể tồn

tại nếu khơng ln ln cách mạng hóa cơng cụ sản xuất và sự phát triển của đại công nghiệp mạnh mẽ đã kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng được xã hội hóa cao. Chính vì vậy, lực lượng sản xuất đã đã được xã hội hóa mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều được kết thúc bằng cuộc cách mạng xã hội do đó cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản – tư sản cũng sẽ kết thúc bằng một cuộc cách mạng – cách mạng XHCN.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Về nội dung của cách mạng vô sản: được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: về chính trị, GCVS lãnh đạo nhân dân sử dụng bạo lực để lật đổ GCTS, giành lấy chính quyền, sử dụng quyền lực đó để cải tạo xã hội cũ xây dựng thành cơng CNXH và CNCS; về kinh tế, xóa bỏ hình thức sở hữu tư nhân TBCN, xóa bỏ phương thức chiến hữu đã tồn tại từ trước tới nay, thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất; về xã hội, thực hiện cơng bằng bình đẳng xã hội; văn hóa- tư tưởng, chống lại các trào lưu tư tưởng của các cấp bóc lột, phản động. Thực hiện giáo dục công cộng nhằm từng bước xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do của tấc cả mọi người.

2.2. Vai trị của Đảng trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra các luận điểm cơ bản về Đảng cộng sản như là một điều kiện chủ quan, quyết định trực tiếp và là nhân tố chủ yếu đảm bảo cho giai cấp cơng nhân có thể thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của Đảng là một tất yếu do yêu cầu tổ chức giáo dục, rèn luyện, tập hợp GCCN. Mục tiêu và các nhiệm vu đầu tiên trước, trước mắt của Đảng là tổ chức lưc lượng công nhân, thủ tiêu chế độ thông trị của giai cấp tư sản.

Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của phong trào công nhân. Đảng là đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản bao gồm những người tiên

phong, kiên quyết trong các đảng cơng nhân, hiểu rõ điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản, là một bộ phận gắn liền với giai cấp và tuyệt nhiên khơng có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của tồn thể giai cấp vơ sản.

Từ những phân tích các luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tuyên ngơn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, Đảng cộng sản là một bộ phận có tổ chức, là tổ chức cao nhất gồm những người ưu tú nhất của GCCN; Đảng thuộc về và là đai biểu cho lợi ích của toàn bộ giai cấp, toàn bộ phong trào, ngồi ra Đảng khơng có lợi ích riêng nào.

2.3. Một số nội dung khác

Tác phẩm “Tun ngơn của Đảng cộng sản” cịn đề cập đến một số nội dung khác của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Về các luận điểm đối lập và thù địch của các nhà tư tưởng tư sản và giai cấp tư sản liên quan đến Đảng cộng sản.

- Về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp: thực chất vấn đề dân tộc là vấn đề giai cấp: “Hãy xố bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xố bỏ”. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã.

- Bàn về vấn đề hơn nhân và gia đình: phê phán hơn nhân tư sản, coi người phụ nữ chỉ là công cụ lao động. Bác bỏ luận điểm cho rằng những người cộng sản muốn thực hiện chế độ cộng thê.

- Về thái độ đối với chế độ tư hữu: Những người cộng sản khơng xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.

- Tác phẩm còn đề cập đến thái độ của những người cộng sản với các đảng đối lập mang màu sắc xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)