Phát triển dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 102)

3.3. Giải pháp thực hiện phát triển quy mô đào tạo

3.3.4. Phát triển dịch vụ

Nhà trường quy hoạch các lĩnh vực, loại hình dịch vụ, xây dựng quy chế hoạt động và thành lập các đơn vị thực hiện dịch vụ gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ phù hợp với tình hình hiện tại và các giai đoạn phát triển.

Năm 2018 sắp xếp hoàn thiện bộ máy các đơn vị trực thuộc trường, theo chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa trung tâm đặc biệt là các đơn vị dịch vụ.

Trước mắt ổn định các trung tâm hiện có, từ năm 2018 căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập các trung tâm mới đáp ứng nhu cầu dịch vụ. Các đơn vị dịch vụ là cơ sở để bố trí lại cán bộ, trên quan điểm lấy dịch vụ phát triển dịch vụ, lấy dịch vụ kết hợp học đi đôi với hành, lấy dịch vụ để tăng thu nhập cho trường và ít sử dụng biên chế nhất. Nhà trường chỉ trả lương cho các cán bộ quản lý của các đơn vị dịch vụ nhưng trừ vào thu nhập của các đơn vị này.

Nhà trường tạo điều kiện cho các đơn vị dịch vụ hoạt động bằng cơ chế. Các đơn vị dịch vụ có thể được thành lập mới phù hợp với cơng tác phát triển đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao của các đơn vị và có thể thu hẹp hoặc xóa bỏ nếu hoạt động khơng hiệu quả. Tổ chức và thành lập mới các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ KHCN theo cơ chế tự chủ và tự hạch toán theo quy định của Nhà nước. Nhà trường chỉ bố trí 01 lãnh đạo và cơ sở vật chất để các trung tâm hoạt động và tự hạch toán. Các lao động khác của trung tâm là kiêm nhiệm và hợp đồng.

Các đơn vị dịch vụ tập trung vào các mảng dịch vụ như thực hiện phần Hợp tác quốc tế, dịch vụ cơng ích trong lĩnh vực phục vụ cán bộ, SV, vệ sinh môi trường, quản lý ký túc xá…dịch vụ kết hợp với thực hành nghề nghiệp, liên kết đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài nước và các dịch vụ khác. Các dịch vụ hợp tác, liên kết đào tạo, KHCN là tiền đề cho các dịch vụ chuyển giao, ứng dụng.

- Mở rộng mạng lưới liên kết hợp tác trong nước về lĩnh vực tư vấn và dịch vụ tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn của Bộ và khả năng của trường.

Tăng cường hợp tác với một số trường có các ngành đào tạo tiên tiến về lĩnh vực mũi nhọn như tài nguyên nước, khoa học biển đảo, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững… Khai thác qua hợp tác, nghiên cứu chuyển giao, đào tạo để trao đổi giáo viên giảng viên và sinh viên. Lĩnh vực dịch vụ là cầu nối thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đã ký kết với các đối tác. Trước mắt giao cho Trung tâm HTĐT thực hiện nhiệm vụ này. Sau khi có nhiệm vụ mới các dịch vụ khác sẽ tham gia thực hiện.

- Tăng cường hợp tác với một số cơ sở nghiên cứu đào tạo quốc tế về tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đây là một định hướng mới để trường đi tắt, tận dụng các cơ sở vật chất hiện đại của đối tác, tăng cường tham gia hội nhập thực hiện các đề tài cấp quốc tế. Mảng dịch vụ trong lĩnh vực Hợp tác nhằm tạo ra bước phát triển nhanh nhất, thu hút nguồn lực quốc tế thông qua việc hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao hai bên cùng có lợi.

- Nâng cấp trang thiết bị cho các phịng thí nghiệm và cơng nghệ hiện có đủ năng lực cạnh tranh thực hiện dịch vụ.

Hiện nay Bộ TNMT đã rất quan tâm để trường có đủ các phịng cơng nghệ và thực hành nhưng đều là nhỏ bé và chưa đủ cơ sở để có thể vừa học vừa nghiên cứu. Việc sử dụng các cơ sở hiện tại của Bộ TNMT thực ra chỉ giúp cho công tác thực tập sản xuất của SV và hợp tác trong nước.

Cơ sở vật chất của trường và cơ sở nghiên cứu thực hành không đáp ứng là cản trở cho việc hợp tác. Các nhà khoa học, các chun gia khơng có phịng thí nghiệm.

Nhà trường cần có đủ mặt bằng trước, thơng qua các đề tài dự án liên kết hợp tác quốc tế để bổ sung thêm các trang thiết bị cho các phịng cơng nghệ ngồi việc đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Thông qua việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Bộ tạo điều kiện giải quyết các bài toán của thực tế đề ra, nâng cao hiệu quả học và hành.Thông qua các dịch vụ kỹ năng của cán bộ, giảng viên, sinh viên được nâng cao, tạo kinh phí phục vụ trở lại cho công tác dịch vụ.

Sử dụng uy tín, thương hiệu của các chuyên gia trong lĩnh vực TNMT và quốc tế để thu hút các lĩnh vực dịch vụ. Lộ trình thành lập các đơn vị dịch vụ phụ thuộc vào năng lực cán bộ hiện có và tình hình thực tế phát triển của nhà trường. Kinh phí dành cho lĩnh vực dịch vụ phải đáp ứng đủ chi phí, bảo tồn vốn và có lãi phục vụ đầu tư trở lại cho các đơn vị dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động.

Cụ thể trong thời gian tới Nhà trường sẽ triển khai các cơng việc sau:

- Các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu KHCN là điều kiện cho các dịch vụ chuyển giao, ứng dụng phát triển.

Xây dựng thương hiệu của trường thông qua sản phẩm của dịch vụ đào tạo. Công tác đào tạo, NCKH của trường tiếp cận các cơ sở sản xuất, phịng thí nghiệm hiện đại của các đối tác trong và ngoài trường. Từ nghiên cứu lý thuyết thông qua các dịch vụ để nghiên cứu ứng dụng vào thực tế và ngược lại .

- Lực lượng chuyên gia trong và ngoài trường và các chuyên gia quốc tế là nòng cốt cho việc hình thành các lĩnh vực dịch vụ và triển khai NCKH có trình độ cao.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi cả trong lĩnh vực lý thuyết và trong lĩnh vực thực nghiệm và chuyển giao. Dịch vụ là nơi các chuyên gia đầu ngành thực hiện tiếp việc nghiên cứu và chuyển giao các kiến thức, là nơi các cơ sở sản xuất mong muốn có được sản phẩm KHCN tiên tiến.

Tăng cường dịch vụ với các đối tác chiến lược nước ngoài là điều kiện và cơ hội tốt nhất để đi tắt đón đầu các kiến thức hiện đại về lĩnh vực TNMT. Phấn đấu hợp tác với một số trường có uy tín của thế giới làm đối tác cho việc nghiên cứu chuyển giao lĩnh vực mũi nhọn của ngành như biển đảo, Tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, khi chúng ta có đội ngũ chun gia giỏi. Khai thác tiềm lực cơ sở vật chất của trường và các đơn vị khác trong và ngoài Bộ TNMT.

Liên kết chặt chẽ với các đơn vị của Bộ tạo tiền đề cho các dịch vụ Đào tạo và nghiên cứu ứng dụng phát triển. Tăng cường mở rộng quy mô hợp tác với các đơn vị ngoài Bộ và quốc tế là vấn đề quan trọng tạo cơ hội để công tác dịch vụ trong lĩnh vực này phát triển.

- Tận dụng uy tín, thương hiệu của các chuyên gia trong lĩnh vực TNMT và quốc tế để thu hút các lĩnh vực dịch vụ. Khi chưa có đủ CSVC cần thiết để thu hút các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao, thông qua dịch vụ và hợp tác sẽ liên kết và thu hút được các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực TNMT.

Thông qua dịch vụ và hợp tác với các trường uy tín, với các nhà khoa học và chuyên gia giỏi sẽ tạo môi trường cho công tác dịch vụ. Thông qua Bộ chủ quản để tiếp cận được nhiều đề tài dự án Hợp tác quốc tế tạo cơ hội cho cán bộ giảng viên và các chuyên gia tiếp cận với các đối tác nước ngồi có tiềm lực nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực TNMT. Công tác dịch vụ nhằm khai thác được uy tín của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

- Cán bộ, chuyên gia và SV là nhân tố thực hiện trong các lĩnh vực dịch vụ. Thầy và trò của trường là nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ này.

Lĩnh vực dịch vụ nhằm khai thác hết năng lực của cán bộ và sinh viên phục vụ cho chính nhu cầu của trường. Các doanh nghiệp cơng ích của các đại học góp phần cải tạo điều kiện sống và làm việc cho chính nhu cầu của trường. Các chuyên

gia và cán bộ sinh viên của trường vừa là người thực hiện nhiệm vụ vừa là người hưởng thụ các thành quả của dịch vụ. Nguồn lực thực hiện dịch vụ vừa là động lực vừ là mục tiêu phát triển của trường.

3.3.5. Hồn thiện cơng tác quản trị đại học, phát triển nguồn lực

Trường sẽ quy hoạch lại bộ máy tổ chức, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ tầm theo xu hướng quản trị Đại học. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ mới được ban hành, nhà trường sẽ xây dựng hoàn thiện bộ máy của trường; xây dựng Bộ môn trực thuộc các khoa mang tính học thuật mạnh về đội ngũ, trình độ chuyên môn sâu, phục vụ chuyển đổi đào tạo theo học chế tín chỉ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ, nghiên cứu khoa học ứng dụng là chính và chuyển giao cơng nghệ đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế.

Việc rà soát chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc có kế hoạch điều động luân chuyển và đào tạo lại, thu hút cán bộ giỏi theo yêu cầu của thực tế.

Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển bộ máy và đội ngũ cán bộ mang tính dài hạn cho từng đơn vị, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý, trong đó đảm bảo các đơn vị có đủ nhân lực có trình độ cao, đúng chun mơn để thực hiện hồn thành các cơng việc được giao. Thành lập các trung tâm mới, các khoa, các viện nghiên cứu, thành lập phân hiệu 2 tại Bỉm Sơn Thanh Hóa… theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhu cầu phát triển của xã hội.

Điều chỉnh, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả để đáp ứng nhiệm vụ trong xu hướng hội nhập, ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý điều hành. Phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và phục vụ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Hoàn chỉnh quy chế hoạt động, các văn bản về chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị trong trường, phát huy tính tự chủ của các đơn vị. Để công tác quản lý và điều hành có hiệu quả, nhà trường sẽ phân cấp rõ ràng cho các đơn vị, có đủ văn bản pháp lý quản lý các đơn vị thực hiện theo tiêu chuẩn ISO tránh chồng chéo cơng việc cũng như cơng việc khơng có đầu mối thực hiện.

của từng giai đoạn về số lượng, chất lượng cho từng vị trí cơng việc đang cịn thiếu, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, chuẩn hóa về chun mơn và năng lực quản lý điều hành. Có kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ để thay thế số lượng giảng viên đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, đảm bảo khơng có sự hẫng hụt về chun mơn ở các khoa và bộ môn cũng như cán bộ quản lý.

Thu hút và trọng dụng cán bộ giảng dạy, chuyên gia và cán bộ quản lý có trình độ cao. Thực hiện tốt kế hoạch tuyển dụng nhân lực hàng năm dựa trên chỉ tiêu được phân bổ, nghị quyết về công tác cán bộ của Đảng bộ và các quy chế tuyển dụng của trường. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, kết hợp công tác đào tạo cán bộ quản lý mang tính dài hạn.

Quan tâm xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành NCKH ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ và hình thành mạng lưới các chuyên gia cộng tác trong hoạt động NCKH, đào tạo, hợp tác, dịch vụ, kinh doanh của Trường. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá làm căn cứ và đề ra chính sách chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nhân tài. Đến năm 2019 nếu các giảng viên chưa đạt trình độ thạc sỹ nhà trường sẽ sắp xếp lại cơng việc. Xây dựng chính sách đãi ngộ cho các Tiến sỹ mới về bằng cách đề nghị xét tuyển đặc cách, xếp lương phù hợp, có hỗ trợ tài chính trong quy chế chi tiêu nội bộ để thu hút nguồn lực có trình độ cao.

Xây dựng kế hoạch định biên, tuyển dụng, bố trí - sử dụng cán bộ phù hợp cho từng đơn vị, kích thích tính tự chủ, linh hoạt của từng đơn vị trực thuộc. Xây dựng các đề án, dự án xây dựng các chuẩn về trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và tin học cho cán bộ giảng viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ dưới 45 tuổi. Mở các lớp đào tạo tiếng Anh cho giáo viên, cán bộ quản lý và sinh viên với sự tham gia giảng dạy của giảng viên giỏi trong và ngoài nước. Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên đang công tác tại các phịng, khoa, bộ mơn, trung tâm, viện nghiên cứu bằng các dự án hàng năm. Đề ra các quy định về tiêu chuẩn cán bộ trong kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

này, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững nhà trường.

Mở rộng mạng lưới hợp tác, tăng cường mời các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy, hợp tác nghiên cứu, hội thảo, chuyển giao khoa học - công nghệ. Cử giảng viên và cán bộ quản lý đi tập huấn, tham quan khảo sát và thực tập giảng dạy ở nước ngoài.

Đảm bảo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức và người lao động. Các cán bộ giói phải được quan tâm, các cán bộ yếu phải được bồi dưỡng. Kinh phí phục vụ nhu cầu này phải được thu hút từ các nguồn lực trong và ngoài NSNN cấp. Tăng cường nguồn ngân sách nhà nước bằng cách tăng cường hoạt động dịch vụ NCKH, thu hút chuyên gia. Tăng cường nguồn lực ngoài NSNN cấp bằng hình thức liên kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ với các đối tác trong và ngoài nước.

Triển khai cụ thể các công việc sau:

Sản phẩm của các chương trình đào tạo là cơ sở để chuẩn hóa về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Đến năm 2025, theo chiến lược chúng ta có trên 22 ngành đào tạo Đại học và một số ngành đào tạo sau đại học thì số lượng cán bộ và giảng viên hiện nay phải được bổ sung và đào tạo lại.

Nhu cầu về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đòi hỏi nhà trường phải tự đào tạo, bồi dưỡng và thu hút từ bên ngoài. Các ngành đào đạo phù hợp với nhu cầu của ngành và của xã hội sẽ là nhân tố thu hút học sinh, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nhà trường. Tạo ra các chương trình đào tạo tiên tiến và hợp tác với các trường có uy tín để đảm bảo có đủ số lượng, chất lượng giảng viên và chuyên gia tương ứng.

Đến năm 2025 số lượng cán bộ viên chức của trường dự kiến khoảng 850 người, trong đó có 650 giảng viên cơ hữu (đã tính đến số lượng giảng viên của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Mơi trường Miền Trung), trình độ giảng viên sau đại học chiếm tỷ lệ 70-80% trong đó 25-30 % là tiến sĩ, và có ít nhất có 20% giảng viên chun mơn có khả năng giảng dạy được bằng tiếng nước ngồi.

Các khoa chun mơn đều có giảng viên đầu ngành có học hàm PGS trở lên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 102)