Phát triển nguồn lực tài chính và quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 109 - 112)

3.3. Giải pháp thực hiện phát triển quy mô đào tạo

3.3.6. Phát triển nguồn lực tài chính và quản lý tài chính

Là một Trường đại học công lập mới được thành lập 8 năm, song ngay từ khi bắt đầu thành lập, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện tự chủ tài chính. Cơng tác quản lý tài chính của trường đã được đổi mới theo hướng tự chủ, tự cân đối các nguồn thu, chi theo hướng tích cực, đảm bảo chủ động trong chi tiêu nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Nhà trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đưa ra các tiêu chuẩn, chế độ và định mức thu - chi nhằm đảm bảo quản lý thống nhất các nguồn thu - chi tạo cơ sở để trường hồn thành các nhiệm vụ chính trị, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên trong toàn trường và duy trì tốt mọi hoạt động thường xuyên của Nhà trường.

Để đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ cho nhiệm vụ phát triển, Nhà trường phải thực hiện một số công việc như sau:

Đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo (đào tạo đa ngành), hình thức đào tạo (liên thông, liên kết trong đào tạo), đào tạo cùng lúc hai chương trình. Việc đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo hay hình thức đào tạo đảm bào cho nguồn thu của Nhà trường tăng trưởng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, Nhà trường đã có kế hoạch và đang trong q trình thực hiện đề án xác định vị trí việc làm, sắp xếp lại tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí nhằm sử dụng một cách có hiệu quả quỹ tiền lương, tiền cơng.

Thực hiện tự chủ trong tài chính, ngồi kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp Nhà trường phải chủ động trong việc tăng nguồn thu hợp pháp từ: nguồn thu từ học phí, lệ phí thơng qua việc đa dạng hóa hóa lĩnh vực đào tạo hay đa dạng hóa hình thức đào tạo, tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy; thực tập kết hợp sản xuất của sinh viên... Do đó, nguồn thu từ học phí, lệ

phí và thu từ dịch vụ đã tăng rõ rệt. Ngoài các nguồn thu trên, để tăng cường các nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã tích cực chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế để có thêm được các nguồn đầutư từ các dự án ODA.

Trong các năm qua nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường tăng nhanh, cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp đã cơ bản đáp ứng được nguồn tài chính đảm bảo cho các hoạt động của Nhà trường. Mặc dù vậy, do là một trường đại học mới được nâng cấp từ Cao đẳng nên đội ngũ cán bộ giảng viên và Nhà nghiên cứu còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, do đó chưa triển khai được các nghiên cứu ứng dụng, vì vậy chưa tạo được nguồn thu từ việc chuyển giao khoa học công nghệ. Trong giai đoạn sắp tới, Nhà trường sẽ tạo cơ chế để khuyến khích các đơn vị và cá nhân trong trường chủ động, sáng tạo trong việc tạo thêm các nguồn thu sự nghiệp hợp pháp cho trường.

Thực hiện minh bạch, hiệu quả của kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm trình Bộ Tài ngun và Mơi trường xem xét phê duyệt, Nhà trường giao cho Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì và tổ chức thực hiện. Các đơn vị căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu sẽ đề xuất dự án, nhiệm vụ chuyên môn để phục vụ cho công tác đào tạo. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phịng Kế hoạch - Tài chính sẽ tổng hợp và cân đối cho phù hợp.

Công tác quản lý tài chính, Nhà trường luôn thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, Nhà trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trong đó qui định các khoản chi được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, công bằng, công khai nhằm bảm đảm hoạt động thường xuyên đạt hiệu quả. Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với quy định hiện hành, đồng thời để có hệ số tiền lương tăng thêm góp phần cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức. Hàng năm, Nhà trường cũng tổ chức các cuộc họp để thảo luận, lấy ý kiến của các cán bộ, giảng viên để điều chỉnh, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng hợp lý, sát với thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành để các cá nhân, đơn vị trong trường thực hiện và Kho bạc Nhà nước

làm căn cứ kiểm sốt chi. Cơng tác quản lý tài chính cũng được chuẩn hóa bằng việc sử dụng phần mềm kế tốn hành chính sự nghiệp IMAS. Nhờ đó, cơng tác quản lý tài chính của trường đã được thực hiện chính xác, nhanh gọn và hiệu quả.

Nhà trường có kế hoạch phân bổ, sử dụng các nguồn kinh phí hợp lý và tương đối hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo đúng mục đích cho các hoạt động đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ chi cho các hoạt động thể hiện sự phân bổ kinh phí hợp lý và đúng mục đích. Nhà trường sẽ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng bổ sung cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu quy mô đào tạo ngày càng tăng. Tập trung kinh phí dành cho mua sắm trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho thực hành, thực tập của sinh viên và việc xây dựng, sửa chữa các hạng mục cơng trình cũng tăng lên đáng kể, để đáp ứng phát triển quy mô đào tạo.

Tiếp tục chú trọng đến các hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu mở mới ngành đào tạo và tăng cường học liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong trường. Tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình sẽ bố trí đều tăng thêm hàng năm. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Nhà trường chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên. Giảng viên đi làm nghiên cứu sinh ngoài các chế độ được hưởng theo quy định hiện hành sẽ được Nhà trường hỗ trợ tiền học phí trong suốt q trình đào tạo.

Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ cố gắng và nỗ lực trong việc đảm bảo sử dụng kinh phí hợp lý, minh bạch cho các hoạt động của trường, xây dựng kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp; cơng tác tổ chức quản lý tài chính thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và các văn bản, chế độ chi tài chính hiện hành, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Nhà trường; nguồn kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 109 - 112)