Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 80 - 102)

3.3. Giải pháp thực hiện phát triển quy mô đào tạo

3.3.2. Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên

* Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; tiếp cận áp dụng các chương trình, học liệu tiên tiến nước ngồi

Về chương trình đào tạo:

Các chương trình đào tạo đều được xây dựng, điều chỉnh theo Quy trình, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở ý kiến góp ý của các giảng viên và cán bộ quản lý từ cấp Bộ môn, cấp Khoa đến cấp Trường, các chuyên gia đến từ các Trường, các cơ quan trong, ngồi Bộ Tài ngun & Mơi trường và các cơ sở sản xuất. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, Trường đã kết hợp được hai yêu cầu: Thứ nhất, bám sát và tuân thủ những quy định cứng trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thứ hai, khi xây dựng chương trình đã có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của khối ngành đào tạo và nhu cầu thực tế.

Các chương trình đào tạo được xây dựng một cách có hệ thống từ cấp Bộ môn đến cấp Khoa, cấp Trường. Đối tượng tham gia xây dựng chương trình được huy động từ giảng viên, cán bộ quản lý đến chuyên gia của các Trường đại học khác và các cơ quan trong và ngồi Bộ. Chương trình đào tạo được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Tài ngun và Mơi trường và cho xã hội. Vì vậy, mỗi ngành đào tạo đều được xác định rõ các nội dung như: mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức tồn khóa, đối tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp, thang điểm đánh giá.

gồm phần Khối kiến thức giáo dục đại cương, Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, Khối kiến thức bổ trợ, tự chọn đảm bảo sinh viên ra trường có thể làm việc chủ động và độc lập và phù hợp với thực tiễn.

Để chương trình đào tạo bám sát thực tế, đảm bảo chất lượng, Nhà trường còn chỉ đạo các Khoa, Bộ môn tổ chức các buổi họp, hội thảo ở cấp khoa, cấp trường góp ý về việc xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo. Bên cạnh các học phần bắt buộc, mỗi chương trình đào tạo đều có các học phần tự chọn trong từng học kỳ, những học phần tự chọn này được thiết kế dựa trên yêu cầu của mỗi ngành, chuyên ngành học được thông qua bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo để sinh viên có thể đăng ký học theo ngành, chuyên ngành, đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng yêu cầu chất lượng nhân lực của thị trường lao động. Đồng thời, chương trình đào tạo của Trường mang tính hệ thống, logic, mỗi học phần đều xác định những điều kiện tiên quyết đối với học phần đó. Nhà trường cũng chú ý đến việc đưa kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ vào chương trình đào tạo.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội luôn quan tâm nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Nhà trường đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Để có chương trình đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo mới, Nhà trường đã cho triển khai chuyển đổi chương trình đào tạo tính theo Đơn vị học trình sang tính theo tín chỉ, trong q trình chuyển đổi, các khoa cũng cập nhật, bổ sung, thay thế một số học phần cho phù hợp với thực tế.

Chương trình đào tạo được thiết kế trên cơ sở mơ đun hóa các kiến thức theo đơn vị tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên lựa chọn chương trình học tập phù hợp với kế hoạch và điều kiện cá nhân. Mặt khác cấu trúc chương trình theo tín chỉ cho phép dễ dàng học liên thông giữa các ngành, mở ra khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc học tiếp lên các trình độ học vấn cao hơn. Việc thiết kế chương trình đào tạo theo tín chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người học nhưng đòi hỏi Nhà trường phải nâng cao khả năng đáp ứng về nhiều phương diện.

Việc định kỳ bổ sung, điều chỉnh các nội dung kiến thức cho phù hợp với thực tế cịn được thể hiện thơng qua đề cương chi tiết các học phần. Các đề cương chi tiết học phần này được tổ bộ môn thông qua và ban hành theo từng học kỳ. Vì vậy, các kiến thức mới luôn được giảng viên cập nhật trong các bài giảng.

Nhà trường đã tích cực nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách chủ động và sáng tạo các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo. Đã từng bước tăng cường quy mơ đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế nhiều thành phần bằng cách đa dạng hố các loại hình đào tạo, mở thêm nhiều chuyên ngành mới. Đồng thời với mở rộng quy mô, Trường cũng đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo; cải tiến cách quản lý đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng.

Đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành tài nguyên môi trường và nhu cầu xã hội. Hiện nay một số chương trình đào tạo có ít nhất từ 3 - 5 mơn học chun môn giảng dạy bằng tiếng Anh, từ năm 2019-2025 sẽ triển khai tất cả các ngành. Rà sốt và hồn chỉnh chương trình đào tạo đại học theo học chế tín chỉ theo hướng liên thơng, chuyển đổi giữa các cơ sở đào tạo, các chuyên ngành đào tạo. Xây dựng kịp thời và thực hiện các chương trình đào tạo mới theo hướng song bằng (học cùng một lúc hai chương trình đào tạo);

Nhà trường phấn đấu đến năm 2020:

- 100% chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng, trong đó có ít nhất 03 chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc tế.

- Có từ 2 đến 3 ngành có chương trình đào tạo tiên tiến dạy bằng tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2025: Có từ 8 đến 10 ngành có chương trình đào tạo tiên tiến dạy bằng tiếng Anh. Sử dụng các giáo trình tiên tiến của thế giới cho tất cả các chương trình đào tạo.

Về hệ thống học liệu:

Xây dựng hệ thống học liệu (hệ thống giáo trình, bài giảng, sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo khác ở dạng in và dạng số) đạt chuẩn của trường đại học

nước ngồi có uy tín.

Sử dụng bộ giáo trình, tài liệu tham khảo của đại học nước ngồi có uy tín phù hợp với điều kiện của đại học Tài nguyên và Môi trường, bổ sung những giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu của Việt Nam. Khuyến khích khai thác, sử dụng các giáo trình điện tử, các học liệu mở của các trường đại học trên thế giới, các sách, tạp chí khoa học, thơng tin tư liệu để cán bộ và sinh viên tham khảo.

Tăng cường biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, chuyên khảo được nhập từ các cơ sở đào tạo tiên tiến trên thế giới. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học”. Có giải pháp cụ thể vừa đảm bảo tính khoa học, vừa chặt chẽ để đảm bảo chất lượng biên soạn giáo trình của đội ngũ giảng viên Nhà trường.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài nguyên môi trường, Nhà trường đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thư viện, mua giáo trình tài liệu, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và đồng bộ.

Hiện nay, Trường có thư viện đúng quy cách, trang thiết bị đầy đủ hiện đại, đồng bộ, đảm bảo đủ đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo và tạp chí cần thiết phục vụ đào tạo. Tuy nhiên, thư viện còn thiếu cơ số sách trên mỗi đầu sách để có thể cho sinh viên mượn được thời gian dài hơn, cùng với sự phát triển không ngừng của Nhà trường, thư viện trường cũng được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thêm giáo trình tài liệu để xứng tầm với vai trò thiết yếu phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong Nhà trường.

Phần mềm nghiệp vụ phục vụ bạn đọc mượn - trả sách hiện đang sử dụng tại Thư viện trường là phần mềm Quản lý thư viện iLibme 6.0. Toàn bộ 4.155 đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo (trong đó có 496 đầu tài liệu tiếng Anh) tương ứng với trên 20.000 cuốn cũng như danh sách 1.977 bạn đọc và thông tin lưu thông được quản lý bằng phần mềm này. Ngồi ra, cịn khoảng 50 đầu báo và tạp chí phục vụ bạn đọc tại chỗ. Mặc dù số lượng đầu sách phủ kín các mơn học, nhưng một số

đầu sách chưa đủ số bản để cho bạn đọc mượn cả học kỳ, trong thời gian tới Nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung thêm đầu sách để phục vụ đủ nhu cầu của người học.

Cùng với đó, Thư viện được trang bị phần mềm Thư viện số có khả năng: vừa quản lý, khai thác, phân phối dữ liệu và bảo vệ an ninh hệ thống thư viện điện tử; vừa cung cấp chức năng tra cứu qua hệ thống mạng, kết nối với các thư viện điện tử trong và ngoài ngành. Phần mềm này chạy trên nền Internet nên không hạn chế thời gian cũng như địa điểm truy cập, giao diện dễ sử dụng. Số lượng bạn đọc tra cứu không ngừng tăng và được thống kê thường xuyên (số lượng truy cập mỗi tài liệu, tổng số người truy cập hiện tại). Hiện tại, số lượng tài liệu điện tử do phần mềm quản lý gồm: 1.230 đầu sách đã trực tiếp số hóa, khoảng 1.000 file tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và số lượng này được bổ sung thường xuyên.

Đội ngũ cán bộ nhân viên thư viện chuyên trách gồm 9 người, trong đó có 7 cán bộ có trình độ đại học trở lên phục vụ bạn đọc tất cả các ngày làm việc trong tuần theo sự phân cơng của lãnh đạo đơn vị tại các phịng nghiệp vụ (đọc, mượn, tra cứu). Lượng bạn đọc đến với thư viện ngày càng tăng. Sinh viên và cán bộ giảng viên có nhu cầu đều được làm thẻ thư viện miễn phí và phục vụ tận tình chu đáo khi có nhu cầu tra cứu, mượn, đọc tham khảo sách, báo, tạp chí tại thư viện.

Về phương pháp giảng dạy:

Cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu đối với giảng viên trong Trường. Trước hết phải điều chỉnh số giờ lên lớp ở mức độ hợp lý để giảng viên có thời gian nâng cao trình độ và tham gia nghiên cứu khoa học. Đồng thời phải có những qui định mang tính bắt buộc và biện pháp động viên thích hợp để thúc đẩy giảng viên làm tốt hai nhiệm vụ này.

Phải rất nghiêm túc và quyết tâm phấn đấu trong một thời gian dài thì mới có thể củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên cho tương xứng với qui mô đào tạo hiện nay, phải nhận thức rằng chất lượng đào tạo là một yếu tố quyết định uy tín, thương hiệu của Nhà trường và cuộc sống của cán bộ, giảng viên.

Đổi mới phương pháp dạy và học là hai hoạt động mà lúc đầu nghĩ là không có liên quan gì đến cơng tác tuyển sinh, tăng quy mơ đào tạo của Nhà trường. Bởi vì

cơng tác dạy và học nó diễn ra khi mà cơng tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì khơng đúng, phải nói là cơng tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của Nhà truờng. Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học sinh, sinh viên đang theo học tại trường của chúng ta là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở Trường về chất lượng đào tạo được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự thi vào trường. Chính vì vậy cần phải quản lý cơng tác dạy và học ở Nhà trường thật tốt, tạo ra nhiều ấn tượng đẹp chừng nào đối với sinh viên thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội càng nhiều chừng đó.

Giảng viên sẽ phải thường xuyên dành nhiều thời gian tự học, bổ sung những kiến thức kinh điển mà mình cịn thiếu và cập nhật những kiến thức mới mẻ nhằm theo kịp sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy đúng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong thời gian qua Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội luôn chú trọng đến công tác giảng dạy của giảng viên, ln khuyến khích giảng viên tìm ra phương pháp giảng dạy mới, nhằm tạo hứng thú học tập cho sinh viên, tuân thủ theo các tiêu chí như:

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đơi với hành, biến q trình đào tạo thành quá trình tự nghiên cứu và đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập, coi trọng hình thức dạy học cá thể, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có sự hướng dẫn và quản lý của giảng viên. Thực hiện đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học, biến quá trình truyền thụ tri thức một chiều thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giảng viên.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Kiểm định, đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua Hội nghị, Hội thảo cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác liên kết giữa các trường để nâng cao chất lượng giảng dạy. Định kỳ đánh giá chất lượng giảng dạy theo các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng đạt chuẩn. Đồng thời Nhà trường sẽ phải làm tốt những nhiệm vụ như:

Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.

Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; đồng thời đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp.

Tăng cuờng công tác quản lý học sinh - sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao chất lượng đào tạo.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên:

Hàng năm Nhà trường căn cứ vào nhu cầu về nhân lực của các đơn vị để xem xét hồ sơ xét tuyển và ký hợ đồng lao động theo Luật lao động. Trong các năm 2014, 2018 Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch tuyển dụng viên chức để trình Bộ Tài ngun và Mơi trường phê duyệt chỉ tiêu biên chế nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động chuyên môn của các đơn vị. Trong thời gian này, Trường đã nhận được phê duyệt chỉ tiêu biên chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Năm 2014, Nhà trường đã xây dựng Chiến lược phát triển Trường về đào tạo, tuyển dụng cán bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo kế hoạch số lượng cán bộ, giảng viên sẽ được tăng lên phù hợp với quy mô đào tạo, đảm bảo tỷ lệ 25 sinh viên/1 giảng viên. Hiện nay tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên là 28,1 SV/GV.

Để tăng cương chất lượng đội ngũ giảng viên, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị, Nhà trường cũng đã lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của năm đó trình Bộ Tài ngun và Môi trường phê duyệt. Nhà trường luôn tạo điều

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển qui mô đào tạo của trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội giai đoạn 2019 2025 (Trang 80 - 102)