Nhóm giải pháp hỗ trợ quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 89)

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ quản lý thuế giá trị gia tăng

3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế

Kiện toàn bộ máy tổ chức ngành thuế từ cơ quan văn phòng Cục Thuế đến các Chi cục và các đội thuế để phù hợp với tình hình mới. Thực hiện đánh giá mơ hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, phân bổ số lượng cán bộ thuế về

các đội tương ứng với khối lượng và tính chất cơng việc; thường xuyên đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật của các đội, chỉnh sửa hoặc điều chuyển nhân lực một cách hợp lý. Đồng thời trên cơ sở phân loại đối tượng nộp thuế để tiến hành xây dựng bộ máy quản lý thuế phù hợp với quy mô của mỗi đối tượng nộp thuế, nhằm hướng tới cơ chế quản lý thuế tương thích, phù hợp với sự vận động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có định hướng. Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cơ quan thuế, đảm bảo quản lý tập trung thống nhất trong toàn ngành thuế. Đảm bảo đủ nhân lực, vật lực, khuôn khổ pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về thuế và chỉ đạo bộ máy quản lý thuế theo mơ hình chức năng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thuế hàng năm. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ quản lý thuế.

Triển khai thực hiện tốt Quy chế đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo chuẩn cho các chức năng quản lý thuế của Tổng cục Thuế. Tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức của ngành trong từng lĩnh vực quản lý thuế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức thuế về nghiệp vụ thuế, kỹ năng quản lý thuế, kỹ năng giao tiếp, văn hoá ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, tin học, quản lý nhà nước và pháp luật, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật đối với công chức, viên chức ngành thuế theo Quyết định số 1036/QĐ-TCT ngày 11/6/2013 của Tổng cục Thuế... Duy trì việc kiểm tra kiến thức pháp luật thuế đối với cán bộ công chức thuế. Thường xuyên kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; phát hiện và xử lý nghiêm khắc cán bộ cơng chức thuế có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế.

Thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất cho công chức, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng để cán bộ công chức luôn nêu

cao về ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cơng chức. Duy trì phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ tồn diện, phấn đấu mỗi công chức giỏi nghiệp vụ chuyên sâu, làm được nhiều nghiệp vụ khác, tích cực phát huy cải tiến, sáng kiến trong cơng tác quản lý thuế GTGT nhằm mang lại hiệu quả.

Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ, quản lý cán bộ, công chức của đơn vị.

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, môi trường làm việc cho cán bộ cơng chức thuế; có chế độ khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức, cũng như công chức thuế giỏi, để tạo nên mơi trường mà ở đó, người cán bộ thuế luôn muốn học hỏi, muốn đổi mới, nhiệt tình và tâm huyết với ngành. Có như vậy mới có một đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, chuyên nghiệp, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách và hiện đại hố hệ thống.

3.2.2.2. Đẩy mạnh cơng nghệ thông tin vào quản lý thuế

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các ứng dụng, phần mềm; chỉ đạo, bố trí các bộ phận trong đơn vị phối hợp chặt chẽ để triển khai các ứng dụng theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. Hồn thiện các chính sách, cơ chế, quy trình về quản lý cơng nghệ thơng tin, từng bước chuẩn hố chức năng, nhiệm vụ, mô tả công việc trong từng lĩnh vực quản lý công nghệ thông tin như quản trị mạng, quản trị ứng dụng, quản trị cơ sở dữ liệu. Xây dựng quy chế về khai thác, sử dụng công cụ công nghệ thơng tin trong cơng việc hàng ngày như: quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử, quy trình làm việc trên mạng, điều hành mạng.

Hồn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cơng nghệ thông tin của cơ quan thuế và cả phía người nộp thuế. Chi cục thuế cần chú trọng đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo về an ninh, an tồn và có khả năng hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống công nghệ thông tin cần được tái thiết kế theo mơ hình kiến trúc đầy đủ, hiện đại, đảm bảo dễ kết nối, nâng cấp và đáp ứng các chuẩn công nghệ quốc tế. Nâng cấp hệ thống các ứng dụng quản lý thuế hiện hành đáp ứng các thay đổi của chính sách thuế; đặc biệt phải khơng ngừng đầu tư nâng cấp dịch vụ thuế

điện tử, khắc phục kịp thời sự cố lỗi mạng, nghẽn mạng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp. Về phía người nộp thuế, hệ thống máy tính phải được kết nối trực tiếp với trung tâm xử lý dữ liệu của cơ quan thuế. Do đó, các doanh nghiệp cần phải trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại; cần phải cài đặt các chương trình phần mềm khai báo điện tử theo đúng yêu cầu và tương thích với phần mềm khai báo của cơ quan thuế.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Dịch vụ thuế điện tử và các ứng dụng quản lý thuế là cả một quy trình thống nhất, liên tục, các bước đều liên quan chặt chẽ với nhau và được cài đặt một phần mềm hoạt động theo chương trình định sẵn, từ khâu tiếp nhận thông tin thuế điện tử đến kê khai, nộp thuế và kiểm tra thuế do đó muốn vận hành, duy trì hoạt động cần phải có nguồn nhân lực đầy đủ và có trình độ cao. Chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ khiến cho quy trình buộc phải thực hiện từ đầu, gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy, Chi cục thuế cần tăng cường đào tạo,bồi dưỡng, chuẩn hoá cán bộ quản lý thuế về kiến thức tin học, kỹ năng sử dụng máy tính, vận hành mạng và các ứng dụng của ngành thuế. Mặt khác, doanh nghiệp muốn tham gia vào mơ hình dịch vụ thuế điện tử cũng phải thành thạo về công nghệ thông tin. Cơ quan thuế cần cử đội ngũ cán bộ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.

3.2.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ, đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tình hình cơng tác tun truyền, hỗ trợ năm trước, nhu cầu của NNT và yêu cầu công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của ngành. Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và có khả năng thực hiện cao. Khách thể của hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ thuế là NNT và các tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch tuyền truyền, hỗ trợ phải bắt nguồn từ đặc điểm, nhu cầu của các đối tượng. Nội dung, hình thức, thời điểm tuyên truyền, hỗ trợ phải phù hợp với từng nhóm.

Đa dạng hố và đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính, thường xuyên cập nhật chính sách thuế mới, chính sách

thuế được sửa đổi, bổ sung lên trang thông tin điện tử của ngành thuế. Tăng cường hỗ trợ, phổ biến chính sách thuế tại cơ sở; mở rộng hỗ trợ cung cấp thông tin thuế qua thư điện tử. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, đảm bảo cho NNT hiểu rõ về chính sách thuế GTGT, biết ghi chép kê khai, tính thuế đúng quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Duy trì “đường dây nóng” để giải đáp các vướng mắc cho các đơn vị, cá nhân. Định kỳ mở các hội nghị giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn để lắng nghe, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến các quy định về thuế.

Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ thuế thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ; chú trọng quyền lợi của đội ngũ cán bộ thuế thực hiện công tác này. Xây dựng nhiệm vụ cụ thể đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ cho từng giai đoạn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, định kỳ có tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và có điều chỉnh kịp thời. Thường xuyên tổ chức hoặc cử cán bộ thuế tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng truyền đạt, giao tiếp...

Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc nghiên cứu triển khai chương trình đưa chính sách thuế vào các cấp học đường trên địa bàn tỉnh để tạo sự hiểu biết, nhận thức tốt về thuế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ghi nhận và tuyên dương thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN; lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 89)