Tổng quan thực tiễn công tác quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 40)

Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những năm qua đã cho thấy sự tác động lớn nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của thuế GTGT, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Nguồn thu từ thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN.

Ngành thuế tỉnh Quảng Ninh cũng đạt được những thành tựu nhất định, các năm gần đây đều hồn thành vượt dự tốn được giao và năm trong tốp năm tỉnh có số thu đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cơng tác quản lý thuế vẫn chưa thật sự quyết liệt và triệt để, vẫn cịn các tồn tại

tình trạng trốn thuế, làm giả hóa đơn chứng từ, gian lận hồn thuế giá trị gia tăng, nợ đọng thuế, …

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng ở một số địa phương tại Quảng Ninh và bài học kinh nghiệm về quản lý thuế tại Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên bài học kinh nghiệm về quản lý thuế tại Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên

1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng ở một số địa phương * Chi cục Thuế thành phố Hạ Long [3]

Chi cục Thuế thành phố Hạ Long ln có số thu NSNN chiếm tỷ lệ lớn nhất trên số thu toàn tỉnh và tăng cao hàng năm. Để đạt được kết quả đó, Chi cục Thuế đã xây dựng và giao kế hoạch thu chi tiết đến từng doanh nghiệp, cho từng CBCC, theo từng tháng, quý để rõ nhiệm vụ với quan điểm “Rõ người - Rõ trách nhiệm - Rõ hiệu quả” đây là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng của từng đơn vị, cá nhân. Hàng tháng có báo cáo đánh giá tình hình thu ngân sách, yêu cầu nhận định đúng tình hình, diễn biến thu, phân tích đúng ngun nhân tác động đến kết quả của từng khoản thu, sắc thuế với dự toán và cùng kỳ năm trước, dự báo sát số thu của tháng, quý tiếp theo.

Chi cục Thuế đã tập trung chỉ đạo các bộ phận tham gia công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện nhiều biện pháp, theo quy trình và các quy định của pháp luật về công tác quản lý thuế.

Chi cục Thuế đã lựa chọn những cơng chức có đủ năng lực trình độ và kiện tồn bộ máy lãnh đạo để tham mưu với lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quản lý thuế của tồn chi cục.

Để cơng tác quản lý thuế phát huy hiệu quả, Chi cục Thuế đã động viên công chức trong toàn ngành tham gia nghiên cứu, đề xuất các đề tài sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cũng như đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế đang được các cấp, các ngành và xã hội rất quan tâm.

Qua phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở quy chế phối hợp đã được ký kết và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Chi cục Thuế chủ động đề xuất phối hợp với các sở ban ngành có liên quan trong cơng tác quản lý thuế nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Chi cục Thuế thường xuyên thường xun rà sốt tình hình khai thuế của NNT, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đôn đốc DN nộp hồ sơ khai thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời. Thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế; tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai khơng đủ thuế; doanh nghiệp có số thuế GTGT được khấu trừ lớn, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, doanh nghiệp làm dịch vụ, phụ trợ cho công nghiệp khai thác than...

Thực hiện đối chiếu, so sánh, phân tích số liệu khai thuế với thông tin, số liệu của các ngành chức năng (Công an, thống kê, du lịch, quản lý thị trường...), kết quả thanh tra, kiểm tra thuế của những năm trước, phát hiện kịp thời các trường hợp khai không phù hợp với thực tiễn phát sinh, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo quy định. Thực hiện ấn định số thuế phải nộp hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế đối với trường hợp vi phạm.

Chi cục Thuế cũng thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn vướng mắc người nộp thuế trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

* Cục Thuế thành phố Hải Phòng [18]

Năm 2017, ngành Thuế Hải Phịng có số thu đạt 21.909 tỷ đồng, tăng 22,2% so với dự toán pháp lệnh và tăng 28,6% so với năm 2016.

Cục Thuế thành phố Hải Phịng đã đổi mới tồn diện cơng tác quản lý thuế theo hướng hiện đại, chuyên sâu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực bộ máy.

Công tác quản lý thuế đã được cải cách mạnh mẽ từ khâu lập dự toán, giao dự toán, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra. Công tác này cũng liên tục ghi nhận những đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngoài việc đảm bảo kế hoạch kiểm tra chung, nỗ lực chống thất thu của ngành thuế Hải Phòng còn được ghi nhận qua kết quả các cuộc kiểm tra theo chuyên đề và việc phối hợp với các ngành chức năng để phòng, chống các hành vi gian lận, trốn thuế.

Cục Thuế thành phố Hải Phòng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trong đó đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số thuế tự động cho doanh nghiệp; phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết các hồ sơ, thủ tục có liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đai…; xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tác tập trung thống nhất

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền ln được đẩy mạnh, với nhiều hình thức phong phú, có trọng tâm trọng điểm để tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách pháp luật thuế mới tới tất cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn thành phố như tổ chức các buổi hội nghị, tập huấn, hội nghị đối thoại nhằm giải đáp những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp nắm bắt được những chính sách thuế mới được sửa đổi bổ sung, điều đó giúp doanh nghiệp an tâm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh…

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng thuế giá trị gia tăng

Qua tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý thuế của một số địa phương, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên nhằm tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp nói chung và nhóm doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng như sau:

- Cơng tác tun truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chi cục Thuế, giúp cho doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời vào NSNN; hạn chế những vi phạm pháp luật thuế do thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế.

- Đẩy mạnh việc kiểm kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Đồng thời quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chủ động rà soát nghĩa vụ khai thuế của người nộp thuế để thu đúng thu đủ, kịp thời các khoản thuế vào ngân sách.

- Phân công nhiệm vụ thu phải chi tiết, cụ thể đến từng đơn vị, từng CBCC để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng, hàng quý của từng đội thuế, công chức thuế. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách hàng tháng, quý; Thực hiện phân tích, đánh giá cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế, dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh.

- Thường xuyên rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thuế để kịp thời phát hiện các rủi ro và có biện pháp xử lý vi phạm.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải được quan tâm và chuẩn bị trước.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 40)