Khái quát về Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 51)

2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên hiện nay gồm: 06 Đội chức năng và 02 Đội Thuế liên xã, phường:

- Lãnh đạo gồm 01 Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng.

- Các Đội chức năng: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Kiểm tra thuế; Đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai - Kế toán thuế & Tin học; Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT và ấn chỉ; Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, Đội thuế liên phường - xã số 1 và số 2.

* Chi cục trưởng: Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của Chi cục, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của huyện để lên kế hoạch, tổ chức quản lý

mọi mặt về hoạt động của Chi cục. Chi cục trưởng Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh về toàn bộ hoạt động của Chi cục mình quản lý, đồng thời phụ trách cơng tác kiểm tra, quản lý nợ và hành chính.

Chi cục Trưởng

Phó Chi cục Trưởng Phó Chi cục Trưởng

Đội Kê khai kế toán thuế và tin học Đội thuế liên phường - xã Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Đội Kiểm tra thuế Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Trước bạ và thu khác Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên

* Phó chi cục trưởng: Chi cục có 2 Phó chi cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công và các công việc đột xuất được Chi cục Trưởng giao.

* Đội Tuyên truyền - hỗ trợ NNT: thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

* Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

* Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

* Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ: thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

* Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: quản lý các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu phát sinh trên địa bàn thuộc Chi cục quản lý.

* Đội thuế liên xã, phường: quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân cơng. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn được phân cơng. Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách và sơ đồ quản lý người nộp thuế.

* Đội Kiểm tra thuế: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

Bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế thị xã Quảng yên được tổ chức theo mơ hình chung của bộ máy quản lý của ngành thuế. Tức là tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng trong đó bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân cơng. Mơ hình tổ chức quản lý thuế chủ yếu theo chức năng là mơ hình có nhiều ưu điểm, phù hợp đối với công tác quản lý thuế của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên là cơ quan trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đến hết tháng 12 năm 2017, Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên có 35 cán bộ, công chức, bao gồm 33 công chức trong biên chế và 02 lao động hợp đồng. Trong đó: trình độ từ đại học trở lên: 23 người, chiếm 66%; trình độ khác: 12 người, chiếm 34%.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên

Chi cục Thuế có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,

trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan.

Trực tiếp quản lý thuế đối với các tổ chức, doanh nghiệp được phân cấp, hộ, cá nhân kinh doanh, các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn thị xã Quảng Yên... Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên thực hiện tất cả các chức năng quản lý thuế, trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.

* Việc phân cấp quản lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) trên địa bàn thị xã Quảng Yên được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 3575/CT-THNVDT ngày 10/5/2017 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, cụ thể:

- Doanh nghiệp NQD do cơ quan văn phòng Cục Thuế quản lý bao gồm: các doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký từ 50 tỷ đồng trở lên; doanh nghiệp hạch tốn tồn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn, doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bổ cho nhiều địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp huyện trực thuộc tỉnh; doanh nghiệp dự án hoặc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án) BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M; Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù như hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, luật sư, cơng chứng, khai khống; doanh nghiệp thuộc cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý thành lập và hoạt động trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hồn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp NQD còn lại do Chi cục Thuế quản lý.

2.1.2.3. Khái quát về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên Trong những năm gần đây quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con đường cơng nghiệp hố - hiện đại hố là sự nghiệp của tồn dân đòi hỏi sự khác nhau của các thành phần kinh tế. Số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng đã tăng lên nhanh chóng và tham gia tích cực vào thị trường, làm tăng sự sôi động trong nền kinh tế.

Tại thời điểm 31/12/2017, trên địa bàn thị xã Quảng n có 523 doanh nghiệp ngồi quốc doanh đang hoạt động và tạo ra khoảng 60% việc làm. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên đều có những đặc điểm sau:

* Đa dạng trong lĩnh vực hoạt động và sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tham gia hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung vào một số ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường tiêu thụ rộng khắp và ít chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như các ngành: chế biến nông, lâm, thủy sản, hải sản xuất khẩu, gia công may mặc, trang sức, kinh doanh vật liệu xây dựng (gạch, ngói), vận tải...

Theo số liệu thống kê tại thời điểm 31/12/2017, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (41%), thương nghiệp (34%).

Hình 2.3. Cơ cấu theo ngành kinh tế đối với doanh nghiệp NQD tại thời điểm 31/12/2017

Ngoài nguyên nhân nằm trong xu thế chung của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, để lý giải cho sự phát triển của các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, có thể kể đến những nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã Quảng n, đó là:

Quảng n nằm ở vị trí quan trọng trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phịng, hệ thống đường thủy qua sơng Bạch Đằng và sơng Chanh, có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy. Đây là địa bàn động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp với các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, đô thị sinh thái, dịch vụ, du lịch, đến năm 2020 xây dựng Quảng Yên là đô thị loại III theo hướng văn minh, hiện đại và sinh thái.

Quảng Yên nằm ở vị trí “đắc địa” kết nối giữa ba thành phố Hạ Long, Hải Phịng, ng Bí, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển và du lịch tâm linh với các địa điểm nổi tiếng như: Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng; Bảo tàng Bạch Đằng, Hai cây lim Giếng Rừng, Bãi cọc Bạch Đằng, Đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, Bến đị Cổ; chùa n Đơng; Chùa Yên Giang; Miếu Tiên Công; Điểm du lịch Thác Mơ; du lịch làng nghề truyền thống Hưng Học và chợ Rừng.

* Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ

63% 30% 6% 1% Từ 10 người trở xuống Từ trên 10 đến 200 người Từ trên 200 đến 300 người Trên 300 người

Hình 2.4. Cơ cấu theo lao động đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thời điểm 31/12/2017

Theo tiêu chí của Nghị định 56/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì có tới 63% doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn thị xã Quảng Yên là doanh nghiệp siêu nhỏ, có khơng q 10 lao động trong một doanh nghiệp. Số doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động chiếm 30% và số doanh nghiệp vừa là 6%. Chỉ có 1% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động là doanh nghiệp lớn với số lao động trong một doanh nghiệp trên 200 lao động (Hình 2.4).

Do quy mô hoạt động nhỏ nên các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Việc thâm nhập vào thị trường hàng hoá trong giai đoạn này, sẽ đem lại cho doanh nghiệp thành công và khi sản phẩm bị thị trường từ chối thì doanh nghiệp dễ dàng rút lui và lựa chọn mặt hàng kinh doanh khác trong phạm vi được phép sao cho có lợi nhất, phù hợp với khả năng của mình. Vì vậy đây là một thế mạnh để doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thị trường với các doanh nghiệp Nhà nước.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường thích hợp với những cơ cấu tổ chức đơn giản. Số lượng nhân viên ít và các nhân viên này thường phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng, ít hoặc khơng có sự chun sâu trong chun mơn. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhận vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa phải đảm nhiệm vai trị lãnh đạo (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tư).

Mặt khác, vốn của thành phần kinh tế này là do những chủ thể kinh doanh tình nguyện đóng góp, do các cổ đơng đóng góp hay do liên doanh liên kết... bằng tiền hoặc tài sản. Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này vì họ chưa có q trình kinh doanh, chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ. Rõ ràng, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và các nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp quy mơ nhỏ thường sẽ ít thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Điều này khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và cũng dễ có tâm lý “ăn xổi” khi gia nhập thị trường.

* Trình độ cơng nghệ sản xuất cịn ở mức thấp

Trình độ cơng nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có cơng nghệ hiện đại khơng nhiều, chỉ có một số cơng ty được trang bị máy móc và dây chuyền tiên tiến, cịn lại sử dụng các cơng cụ thủ công, thiếu đồng bộ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 51)